menu
VPB: Cộng hưởng từ hệ sinh thái ngày một hoàn thiện
Chứng Khoán và Đời Sống Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

VPB: Cộng hưởng từ hệ sinh thái ngày một hoàn thiện

Ngành Ngân hàng vẫn còn không gian tăng trưởng sau những động thái từ Ngân hàng Nhà nước. Việc Ngân hàng Nhà nước “nới room” tín dụng thêm 1.5-2% cho toàn hệ thống ngay trong tối 5/12, cũng như chỉ đạo giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay vào sáng 15/12 cho thấy quyết tâm của nhà điều hành trong việc “giải cứu” nền kinh tế, đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng trong tháng cuối cùng của năm, đồng thời tạo bước đệm cho tăng trưởng năm tới.

Tuy nhiên các ngân hàng cần điều chỉnh lãi suất tiền gửi và cho vay linh hoạt để lợi nhuận ít chịu ảnh hưởng.

Kế hoạch xây dựng hoàn chỉnh hệ sinh thái đem lại tiềm năng tăng trưởng lớn cho ngân hàng. Công ty tài chính tiêu dùng, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm sẽ bổ trợ lẫn nhau, thu hút được lượng tiền gửi với chi phí thấp cho ngân hàng, bên cạnh đó đẩy mạnh thu nhập ngoài lãi trong bối cảnh NIM đang chịu ảnh hưởng bởi lãi suất huy động tăng cao và nhiều ngân hàng khác tham gia vào phân khúc bán lẻ, giảm bớt tác động của chính sách NHNN tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Ứng dụng công nghệ số vào việc xử lý các khoản vay giúp nâng cao hiệu suất hoạt động và tiết kiệm chi phí. Chi phí hoạt động trên tổng thu nhập (CIR) của VPB thuộc nhóm thấp nhất trong tổng số 27 ngân hàng trong ngành. Bên cạnh đó, ngân hàng đang tiến hành tập hợp các dữ liệu để hoàn thiện ứng dụng, nâng cấp hệ thống định giá tài sản bảo đảm, góp phần củng cố và hoàn thiện tự động hóa quy trình cho vay thế chấp đối với cả hai ứng dụng Race Car (cho vay mua ô tô) và Race Home (cho vay mua nhà). Đây là dự án trọng điểm của VPBank trong chiến lược số hóa toàn diện các sản phẩm cho vay từ tín chấp đến thế chấp.

Rủi ro đầu tư:

Rủi ro thanh khoản và tăng trưởng tín dụng khi chịu tác động lớn từ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Rủi ro lợi nhuận khi lãi suất cho vay có độ trễ nhất định so với lãi suất tiền gửi khiến biên lãi ròng (NIM) giảm.
Rủi ro chất lượng tài sản khi các khoản cho vay tiêu dùng từ công ty con FE Credit khó được kiểm soát.

CẬP NHẬT VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HĐKD CỦA VPB

Mức tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh toàn ngành chịu ảnh hưởng của chính sách NHNN

Tăng trưởng huy động và tín dụng

Theo chia sẻ từ VPB, dư nợ cấp tín dụng và huy động khách hàng của ngân hàng tính đến hết tháng 9 lần lượt đạt 15.4% và 8.4% so với cuối năm 2021, vượt mức tăng trưởng tín dụng và huy động của toàn hệ thống (10.96% và 4.04% YTD). Tuy nhiên so với quý II năm 2022, huy động khách hàng của VPB giảm 5.69%, dư nợ cấp tín dụng chỉ tăng nhẹ 1.63% do chịu ảnh hưởng từ việc thắt chặt cung tiền và tín dụng của SBV. So với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống, VPB thuộc nhóm các ngân hàng có mức tăng trưởng tiền gửi và cho vay khách hàng cao, đồng thời có mức chênh lệch giữa hai hoạt động thấp. Tỷ lệ dư nợ so với tiền gửi đạt mức 145.14%, cao nhất trong 27 ngân hàng niêm yết cho thấy tiềm năng tăng trưởng doanh thu lớn của VPB. VPB cũng sẽ là một trong những ngân hàng hưởng lợi do có vốn chủ sở hữu và các khoản vay vốn nước ngoài lớn.

Tăng trưởng thu nhập lãi thuần

Mức tăng trưởng thu nhập lãi thuần 9 tháng 2022 đạt 19.0% so với cùng kỳ nhờ đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng so với 9 tháng năm ngoái khi cả nền kinh tế trì trệ bởi ảnh hưởng của dịch bệnh. Chúng tôi nhận định thu nhập lãi thuần cả năm 2022 tăng khoảng 18% so với cùng kỳ khi hoạt động thu lãi của ngân hàng bắt đầu khôi phục từ Q4/2021, đồng thời ngân hàng chịu áp lực huy động khách hàng trong các tháng cuối năm 2022.

Tăng trưởng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ

Đứng trước bối cảnh thu nhập lãi thuần chịu ảnh hưởng lớn của chính sách NHNN cũng như ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào phân khúc bán lẻ, VPB tập trung đẩy mạnh gia tăng thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là hoạt động dịch vụ. Tổng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trong 9 tháng năm 2022 đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 59.2% đối với ngân hàng hợp nhất và 56.3% đối với ngân hàng mẹ.

Tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động và LNST

Tổng thu nhập hoạt động trong 9 tháng năm 2022 đạt 35.5% YOY, mức tăng trưởng lớn trong các năm trở lại đây. Lợi nhuận sau thuế cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 68.3% nhờ có thêm mức phí gia hạn hợp đồng bảo hiểm từ AIA bên cạnh tăng trưởng từ các hoạt động chính của ngân hàng.

Tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu

VPB có mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu tương đối cao qua nhiều năm, tỷ lệ CAGR giai đoạn 2017-2021 đạt 30.6% nhờ mức tăng trưởng mạnh 63.7% thông qua thương vụ bán lại 49% vốn điều lệ tại FE Credit cho SMBC Group. Ngân hàng cũng giữ mức tăng trưởng tổng tài sản khá ổn định qua các năm với tỷ lệ CAGR đạt 18.5% trong giai đoạn 2017-2021, đặc biệt ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng vào năm 2021, ngoài yếu tố tăng trưởng vốn chủ sở hữu còn có sự đóng góp trong việc đẩy mạnh cho vay khách hàng và thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay. Chính sách thắt chặt tín dụng của SBV trong năm nay gây ảnh hưởng lớn đến thanh khoản và tín dụng của VPB, tốc độ tăng trưởng tài sản của ngân hàng so với năm ngoái tính đến Q3/2022 chỉ đạt 8.9%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
18.90 (0.00%)
1,257.50 (0.00%)
1,317.77 (0.00%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả