Vietstock Daily 22/10/2024: Rung lắc vẫn còn tiếp diễn
VN-Index giảm điểm đồng thời liên tục xảy ra rung lắc sau khi test lại đường Middle của Bollinger Bands. Trong bối cảnh trên, chỉ số cần vượt lên trên đường này kèm theo khối lượng giao dịch nằm trên mức trung bình 20 ngày nếu muốn triển vọng lạc quan. Hiện tại, chỉ báo MACD và Stochastic Oscillator tiếp tục đi xuống sau khi cho tín hiệu bán. Nếu trong thời gian tới, chỉ báo này tiếp tục nới rộng khoảng cách với Signal Line thì khả năng điều chỉnh sẽ tăng cao.
I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ NGÀY 21/10/2024
- Các chỉ số chính tiếp tục giảm điểm trong phiên giao dịch 21/10. Cụ thể, VN-Index kết phiên giảm 0.44%, về mức 1,279.77 điểm; HNX-Index giảm 0.78%, đạt 227.43 điểm.
- Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 580 triệu đơn vị, giảm 4.5% so với phiên trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX tăng 21.2%, đạt hơn 42 triệu đơn vị.
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên sàn HOSE với giá trị gần 265 tỷ đồng và bán ròng hơn 6 tỷ đồng trên sàn HNX.
Giá trị giao dịch ròng theo mã cổ phiếu. Đvt: Tỷ đồng
- Thị trường khởi động tuần mới không mấy khả quan. Diễn biến giằng co duy trì trong suốt phiên sáng với thanh khoản thấp. Mặc dù nhóm bất động sản nỗ lực nâng đỡ chỉ số nhưng có vẻ tâm lý nhà đầu tư vẫn chưa thể lạc quan, vào những thời điểm VN-Index lấy lại sắc xanh thì số mã giảm điểm vẫn chiếm thế áp đảo. Bước sang phiên chiều, nhóm cổ phiếu trụ cũng bắt đầu mất kiên nhẫn, quay đầu giảm điểm khiến chỉ số lao dốc nhanh chóng. VN-Index kết phiên ở mức 1,279.77 điểm, giảm 5.69 điểm so với phiên trước.
- Về mức độ ảnh hưởng, CTG, BID, GVR và VCB là những cổ phiếu tác động tiêu cực nhất, lấy đi hơn 3 điểm của VN-Index. Ngược lại, bộ 3 nhà Vingroup (VHM, VIC và VRE) cùng EIB nỗ lực gồng gánh giúp chỉ số chung không bị giảm quá mạnh, đặc biệt riêng VHM đóng góp gần 3 điểm tăng.
- VN30-Index kết phiên giảm 0.34%, về còn 1,358.03 điểm. Áp lực bán chi phối trên diện rộng với 23 mã giảm, 5 mã tăng và 2 mã đứng giá. Trong đó, CTG “đội sổ” với mức giảm hơn 2%, kế tiếp là GVR và PLX đều giảm 1.8%. Ở phía ngược lại, VHM, VRE và VIC đi ngược xu hướng chung, dẫn đầu với mức tăng lần lượt là 5.6%, 1.9% và 1.1%. Hai cổ phiếu giữ được sắc xanh còn lại là VPB và MWG nhưng chỉ tăng nhẹ dưới 0.5%.
Áp lực bán chi phối ở hầu hết các nhóm ngành. Trong đó, nhóm năng lượng và viễn thông là 2 nhóm xếp cuối bảng hôm nay với mức giảm gần 2%. Sắc đỏ bao trùm ở những cổ phiếu vốn hóa đầu ngành như BSR (-2.23%), PVS (-1.03%), PVD (-1.71%); VGI (-2.36%), CTR (-0.98%) và FOX (-0.89%).
Nhóm “cổ phiếu vua” ngoại trừ sắc tím nổi bật của EIB, phần lớn các cổ phiếu còn lại đều giảm trên 1% khiến thị trường chung phải chịu áp lực lớn, bao gồm CTG (-2.07%), MSB (-1.92%), TPB (-1.69%), VIB (-1.54%), BID (-1.29%), TCB (-1.23%), OCB (-1.21%), PGB (-1.18%), ACB (-1.15%), NVB (-1.1%) và VAB (-1.06%)
Về phía ngược lại, bất động sản là điểm sáng nổi bật nhất trong phiên đầu tuần, mặc dù đà tăng của nhóm này cũng bị thu hẹp đáng kể vào phiên chiều. Ngoài VHM, VRE và VIC là đóng góp chính, sắc xanh cũng hiện ở HDC (+1.55%), NDN (+1.12%), DXS (+0.88%), CRE (+0.72%), DXG (+0.62%),… Bên cạnh đó, nhóm công nghiệp cũng đi ngược xu hướng chung, giữ được sắc xanh nhẹ nhờ đà tăng tiêu biểu của VEF (+4.71%), MVN (+1.15%), SGP (+1.23%), SCS (+1.18%), CTD (+2.52%), PDN (+2.78%) và DVP (+1.06%).
VN-Index giảm điểm đồng thời liên tục xảy ra rung lắc sau khi test lại đường Middle của Bollinger Bands. Trong bối cảnh trên, chỉ số cần vượt lên trên đường này kèm theo khối lượng giao dịch nằm trên mức trung bình 20 ngày nếu muốn triển vọng lạc quan. Hiện tại, chỉ báo MACD và Stochastic Oscillator tiếp tục đi xuống sau khi cho tín hiệu bán. Nếu trong thời gian tới, chỉ báo này tiếp tục nới rộng khoảng cách với Signal Line thì khả năng điều chỉnh sẽ tăng cao.
II. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VÀ DAO ĐỘNG GIÁ
VN-Index - Chỉ báo MACD và Stochastic Oscillator vẫn duy trì tín hiệu bán
VN-Index giảm điểm đồng thời liên tục xảy ra rung lắc sau khi test lại đường Middle của Bollinger Bands. Trong bối cảnh trên, chỉ số cần vượt lên trên đường này kèm theo khối lượng giao dịch nằm trên mức trung bình 20 ngày nếu muốn triển vọng lạc quan.
Hiện tại, chỉ báo MACD và Stochastic Oscillator tiếp tục đi xuống sau khi cho tín hiệu bán. Nếu trong thời gian tới, chỉ báo này tiếp tục nới rộng khoảng cách với Signal Line thì khả năng điều chỉnh sẽ tăng cao.
HNX-Index - Phá vỡ đáy cũ tháng 9/2024
HNX-Index giảm điểm đồng thời phá vỡ đáy cũ tháng 9/2024 (tương đương vùng 228-232 điểm) cho thấy tình hình đang khá tiêu cực. Ngoài ra, khối lượng giao dịch đang duy trì dưới mức trung bình 20 ngày chứng tỏ dòng tiền vẫn chưa quay trở lại thị trường.
Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator đã tiến sâu vào vùng quá bán (oversold). Bên cạnh đó, chỉ báo MACD cũng cho tín hiệu bán sau khi khoảng cách với Signal Line được nới rộng. Điều này cho thấy rủi ro điều chỉnh trong ngắn hạn đang tăng lên.
Phân tích Dòng tiền
III. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 21/10/2024
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận