Vì sao giá nhiên liệu tăng cao, Vietnam Airlines bất ngờ giảm lỗ?
Vì sao giá nhiên liệu tăng cao, Vietnam Airlines bất ngờ giảm lỗ?
Hàng không phục hồi ấn tượng, Vietnam Airlines giảm lỗ
Hãng hàng không Vietnam Airlines vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2022, ghi nhận mức lỗ của công ty mẹ Vietnam Airlines ít hơn 44% so với cùng kỳ năm 2021, mức lỗ ở mức 2.243 tỷ đồng. Theo đó, mức lỗ của hợp nhất của Vietnam Airlines ít hơn 43% so sánh với cùng kỳ năm 2021, chỉ ở mức 2.568 tỷ đồng.
Báo cáo của Vietnam Airlines cho thấy, lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, mức lỗ công ty mẹ Vietnam Airlines ở 4.685 tỷ đồng, ít hơn cùng kỳ gần 39%, mức lỗ hợp nhất là 5.254 tỷ đồng, ít hơn cùng kỳ gần 40%.
Hãng hàng không Vietnam Airlines bất ngờ giảm lỗ. Ảnh: T.A
So sánh với quý I/2022, có thể thấy Vietnam Airlines đang có sự phục hồi mạnh khi thị trường hàng không nội địa Việt Nam đang được đánh giá là phục hồi nhanh nhất thế giới. Cụ thể, mức lỗ của Vietnam Airlines trong quý II/2022 cũng giảm xuống so với quý I/2022 là hơn 2.600 tỷ đồng.
Lý giải về việc quý II/2022 mức lỗ giảm, lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết: "Kết quả trên đạt được chủ yếu nhờ thị trường nội địa phục hồi nhanh chóng".
"Dù có phục hồi, nhưng các khó khăn còn tồn tại khiến hàng không chưa thể thoát lỗ gồm giá nhiên liệu bay (chiếm 40% chi phí khai thác) tăng cao đột biến – mức giá nhiên liệu bình quân cao gấp đôi cùng kỳ, thị trường quốc tế phục hồi chậm chạp, chưa được như kỳ vọng", lãnh đạo Vietnam Airlines lý giải.
Theo lãnh đạo Vietnam Airlines, hàng không vẫn đang có tín hiệu khởi sắc đáng chú ý khi thị trường quốc tế đang dần được mở cửa trở lại. Qua đó, Vietnam Airlines lần đầu tiên ghi nhận có lãi trong nhiều ngày cao điểm hè tháng 7/2022. Mùa cao điểm hè nội địa kéo dài đến tháng 8/2022 sẽ mang lại dòng tiền lớn cho Vietnam Airlines.
Vietnam Airlines Group gồm 3 hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO. Ảnh: T.A
Giá nhiên liệu bay khiến Vietnam Airlines gặp khó khăn
Theo báo cáo tài chính của Vietnam Airlines, kết quả vận chuyển nửa đầu năm 2022, Vietnam Airlines Group (gồm 03 hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) đạt gần 9,5 triệu lượt khách, tăng 24,6% so với kế hoạch đã báo cáo Đại hội đồng cổ đông năm 2022.
Thị trường quốc tế, vốn mang tới 65% doanh thu của Vietnam Airlines, mới chỉ có những bước phục hồi khá khiêm tốn. 6 tháng đầu năm 2022, tổng thị trường quốc tế chỉ đạt khoảng 12% so với trước đại dịch, do các rào cản nhập cảnh khiến nhu cầu đi lại bị hạn chế đáng kể.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Vietnam Airlines mới nối lại 35 đường bay quốc tế, bằng 53% so sánh trước đại dịch là năm 2019. Hãng cũng chưa thể khai thác trở lại các đường bay đến Trung Quốc, Myanmar, Nga do những hạn chế từ phía nhà chức trách hoặc căng thẳng chính trị.
Đáng chú ý, giá nhiên liệu bay đã tác động rất lớn tới doanh thu của Vietnam Airlines. Theo lãnh đạo Vietnam Airlines, tháng 11/2021, Vietnam Airlines xây dựng kịch bản nhiên liệu bay dự kiến là 80 USD/thùng Jet A1 (bình quân của các năm trước chỉ 76 USD/thùng).
Tuy nhiên, trái với dự kiến của Vietnam Airlines khi sang năm 2022, bình quân 6 tháng đầu năm giá nhiên liệu lên tới 116 USD/thùng Jet A1, đến tháng 7 là 165 USD/thùng Jet A1 – gấp đôi dự kiến.
Chỉ cần chênh lệch 1 USD nhiên liệu bay đã làm tăng chi phí của Vietnam Airlines lên 10 tỷ đồng/tháng. Với sự chênh lệch từ 80 USD/thùng Jet A1 đến 116 USD/thùng Jet A1, 6 tháng đầu năm Vietnam Airlines phát sinh thêm chi phí nhiên liệu bay khoảng 2.300 tỷ đồng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận