Ước tính vượt mục tiêu lãi cả năm, Cao su Việt Nam (GVR) chốt chia cổ tức bằng tiền mặt
Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã cổ phiếu GVR) cho biết, nhờ giá bán mủ cao su thuận lợi, tập đoàn ước tính sẽ hoàn thành tới 108% mục tiêu lợi nhuận cả năm nay.
Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã cổ phiếu GVR - sàn HoSE) vừa thông qua kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 3%, tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 300 đồng cổ tức.
Cao su Việt Nam sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền nhận cổ tức vào ngày 15/11 và ngày thanh toán cổ tức dự kiến là 12/12/2024. Với khoảng 4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính tập đoàn này sẽ cần chi ra khoảng 1.200 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông.
Trong đó, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) sẽ nhận về khoảng 1.160 tỷ đồng cổ tức nhờ việc sở hữu đến 96,77% vốn cổ phần của Cao su Việt Nam.
Xét về kết quả kinh doanh, ban lãnh đạo Cao su Việt Nam ước tính, trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu và thu nhập khác hợp nhất là 16.207 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 2.850 tỷ đồng.
Ước cả năm 2024, doanh thu và thu nhập khác hợp nhất đạt 26.307 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 4.450 tỷ đồng, lần lượt bằng 105% kế hoạch doanh thu và 108% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Ông Lê Thành Hưng - Tổng Giám đốc Cao su Việt Nam cho biết, với giá bán mủ tăng và tình hình sản xuất 3 quý đầu năm thuận lợi, tập đoàn dự kiến điều chỉnh tăng kế hoạch kinh doanh năm nay.
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu GVR của Cao su Việt Nam từ đầu năm 2024 đến nay.
Theo cập nhật mới đây của Chứng khoán Vietcap, doanh thu cả năm nay của Cao su Việt Nam có thể đạt tới 26.573 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2023. Đồng thời, biên lợi nhuận gộp được cải thiện tích cực từ 22,4% lên 25,3% trong bối cảnh giá mủ cao su thuận lợi. Theo đó, lợi nhuận ròng cả năm nay của Cao su Việt Nam dự kiến đạt 3.262 tỷ đồng, tăng 24,3% so với năm ngoái.
Giá cao su tự nhiên trên thế giới được dự báo sẽ tiếp tục neo cao trong thời gian tới do tình trạng thiếu hụt nguồn cung tại nhiều nước sản xuất lớn như Thái Lan, Malaysia…
Ngoài mảng cao su, trong trung và dài hạn, động lực tăng trưởng kết quả kinh doanh của Cao su Việt Nam sẽ đến từ việc chuyển đổi quỹ đất cao su sang đất công nghiệp. Dựa trên quy hoạch tổng thể của các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh và Bình Dương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khoảng 28.000 ha đất cao su của Cao su Việt Nam có thể được chuyển đổi thành đất khu công nghiệp.
Đối với kế hoạch chia cổ tức năm 2024, Cao su Việt Nam dự kiến sẽ duy trì ở mức 3% bằng tiền mặt.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường