Tuần 04-08/10/2021: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock
Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BID, FPT, HBC, HDB, MSN, NLG, PSH, SHB, STB và VJC.
Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, thanh khoản, mức độ quan tâm của nhà đầu tư... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
BID - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trong phên giao dịch ngày 01/10/2021, giá cổ phiếu BID tiếp tục điều chỉnh về vùng đáy cũ tháng 01/2021.
Giá đã trải qua quá trình điều chỉnh kéo dài suốt từ tháng 06/2021 cho đến nay. Những đỉnh mới và đáy mới thấp hơn (lower low, lower high) liên tục xuất hiện cho thấy xu hướng giảm đang hiện diện.
Chỉ báo Stochastic Oscillator vừa mới cho bán trở lại nên tình trạng rung lắc sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Đáy cũ tháng 10/2020 và đáy cũ tháng 01/2021 (tương đương vùng 36,500-39,000) sẽ là hỗ trợ mạnh trong thời gian tới. Việc mua vào tại đây được ủng hộ.
FPT - CTCP FPT
Mẫu hình nến High Wave Candle xuất hiện cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang giằng co và phân vân trong ngắn hạn.
Đáy cũ tháng 08/2021 (tương đương vùng 90,000-92,000) đã hỗ trợ rất tốt cho giá trong thời gian qua. Người viết cho rằng vùng này sẽ tiếp tục trụ vững.
Khối lượng giao dịch đang nằm dưới mức trung bình 20 ngày. Điều này cần được cải thiện trong những phiên tới để đà tăng được củng cố vững chắc hơn.
HBC - CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình
Trong phiên giao dịch ngày 01/10/2021, giá cổ phiếu HBC tiếp tục đà tăng dù thị trường rung lắc mạnh. Hai đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày ở khá sát nhau và chuẩn bị cho điểm giao cắt vàng (golden cross).
Mẫu hình đảo chiều Inverse Head & Shoulders (dạng phức tạp) đã hình thành với khối lượng tại điểm eakout khá lớn và ở trên trung bình 20 ngày. Đây là mẫu hình thường xuyên xuất hiện ở thị trường chứng khoán Việt Nam và có độ tin cậy cao. Mục tiêu giá (target price) dự kiến của mẫu hình này lên đến vùng 19,000-20,000.
Trong giai đoạn cuối tháng 08/2021, giá cổ phiếu HBC rơi xuống dưới đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày gây ra một số lo ngại về khả năng đảo ngược xu hướng tăng dài hạn. Tuy nhiên, giá đã hồi phục trở lại và loại bỏ nguy cơ này.
HDB - Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM
Đường SMA 50 ngày vừa mới cắt xuống dưới SMA 100 ngày và tạo thành điểm giao cắt tử thần (death cross).
Mẫu hình nến gần giống Black Marubozu xuất hiện cho thấy nguy cơ sụt giảm trong ngắn hạn vẫn còn khá lớn.
Điểm tích cực là khối lượng thường xuyên nằm ở mức khá cho thấy nhà đầu tư vẫn chưa rời bỏ cổ phiếu này. Đỉnh cũ đã bị vượt qua của tháng 12/2020 (tương đương vùng 22,000-22,700) sẽ là hỗ trợ mạnh tiếp theo.
MSN - CTCP Tập đoàn Masan
Chỉ báo Relative Strength tiếp tục nằm trên đường trung bình 20 ngày. Điều này chứng tỏ cổ phiếu hiện đang mạnh hơn (outperform) thị trường chung.
Trong tuần qua, giá cổ phiếu đảo chiều mạnh ngay khi vừa chạm vào đường SMA 50 ngày. Vì vậy, nhà đầu tư có cơ sở để tin rằng kịch bản tích cực hồi tháng 06/2021 có thể lặp lại.
Tuy nhiên, chỉ báo MACD vừa mới cắt xuống dưới signal line và xuất hiện tín hiệu bán nên khả năng rung lắc vẫn còn.
Trendline trung hạn (tương đương vùng 127,000-130,000) sẽ là hỗ trợ trong thời gian tới. Mục tiêu ngắn hạn là vùng 148,000-150,000.
NLG - CTCP Đầu tư Nam Long
Trong phiên giao dịch ngày 01/10/2021, giá tạo Falling Window tiếp tục nằm dưới đường SMA 50 ngày nên dự kiến quá trình giằng co và rung lắc sẽ còn tiếp diễn.
Trendline trung hạn (bắt đầu từ tháng 01/2021) là hỗ trợ mạnh và đáng tin cậy. Người viết kỳ vọng đà giảm sẽ chững lại khi test ngưỡng này.
Khối lượng giao dịch không ổn định và đang nằm dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy khả năng bứt phá trở lại trong ngắn hạn không quá lớn.
PSH - CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu
Trong phiên giao dịch ngày 01/10/2021, mẫu hình nến High Wave Candle xuất hiện cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang giằng co và phân vân trong ngắn hạn.
Giá cổ phiếu PSH đảo chiều ngay sau khi test đường SMA 50 ngày. Chỉ báo Stochastic Oscillator cũng đã cho tín hiệu bán.
Hiện tại, giá đang về gần đáy cũ tháng 12/2020 (tương đương vùng 16,500-17,500). Vùng này sẽ tiếp tục hỗ trợ tốt cho giá nếu quá trình sụt giảm còn diễn ra.
SHB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
Giá cổ phiếu SHB tiếp tục biến động trong phạm vi giá với cận trên là đường SMA 50 ngày và cận dưới là vùng hỗ trợ 23,500-25,000 (đáy cũ tháng 09/2021 và tháng 07/2021).
Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán trở lại. Điều này cho thấy rủi ro sụt giảm đã tăng lên.
Tuy nhiên, vùng hỗ trợ 23,500-25,000 được người viết đánh giá là vùng hỗ trợ mạnh cho SHB. Nếu vùng này vẫn trụ vững thì tình hình có thể tích cực hơn.
STB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Trong phiên giao dịch ngày 01/10/2021, giá cổ phiếu STB tiếp tục sụt giảm mạnh với mẫu hình nến Black Opening Marubozu. Điều này chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư vẫn còn khá bi quan về triển vọng của cổ phiếu này.
Chỉ báo Stochastic Oscillator và chỉ báo MACD duy trì đà giảm sau khi cho bán trước đó. Tín hiệu này cho thấy rủi ro giảm giá là vẫn còn.
Tuy nhiên, đà giảm trong phiên đã chững lại sau khi giá cổ phiếu rơi về ngưỡng Fibonacci Retracement 50% và đường SMA 200 ngày. Nếu đường này vẫn trụ vững thì tình có thể tích cực trở lại.
Trong phiên giao dịch ngày 01/10/2021, giá cổ phiếu VJC tạo cây nến có bóng dưới dài (long lower shadow) khi về test lại đường Middle của dải Bollinger Bands, qua đó cho thấy bên mua xuất hiện khá mạnh tại hỗ trợ này.
Chỉ báo MACD vừa mới cắt lên đường signal. Điều này cho thấy rủi ro ngắn hạn là không lớn. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vẫn nằm dưới mức trung bình 20 ngày chứng tỏ dòng tiền vẫn chưa quá mạnh mẽ.
Điểm giao cắt vàng (golden cross) xuất hiện khi đường SMA 50 ngày vượt đường SMA 100 ngày. Trong những ngày tới, đường SMA 50 ngày sẽ có thể vượt đường SMA 200 ngày. Khi đó, xu hướng tăng trưởng dài hạn sẽ quay trở lại.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận