Triển vọng của các 'ông lớn' ngành thép trong năm tới ra sao?
Theo SSI Research, tại thị trường trong nước, nhu cầu thép dẹt ít phụ thuộc vào thị trường bất động sản hơn so với thép xây dựng, do tỷ trọng từ kênh dân dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, nhu cầu tại thị trường dân dụng trong ngắn hạn vẫn có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lãi suất cao hơn và suy thoái kinh tế nói chung.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán SSI - SSI Research, nhu cầu có thể tiếp tục suy yếu ở cả kênh xuất khẩu và nội địa. Theo Hiệp hội Thép Thế giới, nhu cầu toàn cầu dự kiến sẽ giảm 2,3% vào năm 2022 trước khi phục hồi nhẹ 1% vào năm 2023. Nhu cầu tại thị trường EU, thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, dự kiến sẽ giảm thêm 1,3% vào năm 2023. Trong khi đó, tăng trưởng nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ dự kiến sẽ giảm xuống 1,6%, từ mức 2,1% vào năm 2022
Tại thị trường trong nước, nhu cầu thép dẹt ít phụ thuộc vào thị trường bất động sản hơn so với thép xây dựng, do tỷ trọng từ kênh dân dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, nhu cầu tại thị trường dân dụng trong ngắn hạn vẫn có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lãi suất cao hơn và suy thoái kinh tế nói chung. Giá thép có thể ổn định nhờ diễn biến giá thép tại thị trường Trung Quốc.
Giá thép trung bình tại Trung Quốc gần đây đã phục hồi khoảng 10% so với mức đáy vào cuối tháng 10. Điều này đến từ sự hỗ trợ của chính phủ nước này đối với thị trường bất động sản và lượng thép tồn kho của Trung Quốc giảm 50% so với mức đỉnh hồi tháng ba. Tuy nhiên, giá thép khó có thể tiếp tục phục hồi đáng kể hơn từ mức do nhu cầu toàn cầu còn yếu.
Ngoài ra, nhu cầu yếu hơn và mức dư cung cao ở thị trường trong nước có thể gây áp lực lên giá bán của các nhà sản xuất Việt Nam. SSI dự đoán sản lượng tiêu thụ của Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) có thể giảm 20,6% xuống 1,42 triệu tấn, với sản lượng xuất khẩu giảm 42% so với cùng kỳ vào năm 2023, xuống 508 nghìn tấn, trong khi sản lượng tiêu thụ trong nước dự kiến sẽ không đổi, duy trì ở mức 913 nghìn tấn.
Giá bán bình quân sẽ giảm 28,8% so với cùng kỳ, so với mức giảm 36% so với cùng kỳ của giá HRC bình quân. Chi phí liên quan đến bán hàng dự kiến sẽ giảm 41,9% xuống 2,2 nghìn tỷ đồng do doanh số bán hàng và chi phí vận tải giảm. Theo đó, mặc dù doanh thu giảm 44% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận ròng trong năm 2023 dự kiến sẽ phục hồi 65% so với cùng kỳ lên 415 tỷ đồng.
Với Công ty CP Thép Nam Kim (HOSE: NKG), SSI dự kiến sản lượng tiêu thụ sẽ giảm 18,4% so với cùng kỳ xuống 884 nghìn tấn vào năm 2022 và giảm 13,7% so với cùng kỳ xuống 763 nghìn tấn vào năm 2023. Sản lượng xuất khẩu có thể giảm lần lượt 31% và 22% YoY vào năm 2022 và 2023, lần lượt xuống còn 497 nghìn tấn và 387,5 nghìn tấn.
Mặt khác, sản lượng tiêu thụ của thị trường nội địa có thể tăng 6,5% so với cùng kỳ vào năm 2022 trước khi giảm 3% xuống 376 nghìn tấn vào năm 2023. Ước tính giá bán bình quân của công ty có thể giảm 5% vào năm 2022 và 20% vào năm 2023, so với mức giảm lần lượt 4% và 25% của giá HRC bình quân trong các giai đoạn này.
Theo đó, dự báo NKG sẽ đạt doanh thu 21,9 nghìn tỷ đồng giảm 22,2% so với cùng kỳ vào năm 2022 và 15 nghìn tỷ đồng giảm 31,3% so với cùng kỳ vào năm 2023. Lợi nhuận ròng của công ty dự kiến giảm xuống mức thấp là 8 tỷ đồng giảm 99,6% so với cùng kỳ vào năm 2022 và phục hồi lên 126 tỷ đồng vào năm 2023.
Cổ phiếu HSG đang giao dịch ở mức P/E và P/B dự phóng năm 2023 lần lượt là 12,9x và 0,5x, trong khi các chỉ số này của NKG là 19,3x và 0,4x. SSI duy trì khuyến nghị trung lập với giá mục tiêu 1 năm lần lượt là 10.100 đồng và 9.600 đồng đối với HSG và NKG, dựa trên P/E và P/B mục tiêu lần lượt là 7,5x và 0,65x đối với HSG và 7,0x và 0,5x đối với NKG.
Hệ số P/B năm 2023 gần mức thấp lịch sử là 0,4x đối với HSG và 0,3x đối với NKG. Mặc dù sự phục hồi của giá thép trung bình tại Trung Quốc là chất xúc tác tích cực trong ngắn hạn, nhưng SSI tin rằng khả năng lợi nhuận âm trong quý tới có thể tiếp tục khiến giá cổ phiếu biến động trong ngắn hạn. Tuy nhiên, có thể sẽ có nhiều cơ hội giao dịch hơn trong nửa cuối năm tới, khi lợi nhuận ổn định trong nửa cuối năm 2023 và đạt mức tăng trưởng dương từ mức cơ sở thấp trong nửa cuối năm 2022.
Do thị trường chung đang diễn biến kém khả quan với tốc độ nhanh chóng, SSI cũng điều chỉnh giảm 16% ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2022 của Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) xuống 10,2 nghìn tỷ đồng, tương ứng với khoản lỗ ròng 270 tỷ đồng trong quý 4/2022. Trong năm 2023, điều chỉnh giảm 14% ước tính lợi nhuận ròng xuống 10,88 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 6,6% so với cùng kỳ nhờ khoản lỗ chênh lệch tỷ giá và giá than cốc giảm.
SSI duy trì khuyến nghị phù hợp thị trường cho cổ phiếu HPG
Theo đó, SSI duy trì khuyến nghị phù hợp thị trường cho cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 12 tháng 15.700 đồng/cp, dựa trên P/E không đổi và EV/EBITDA lần lượt là 7,5 và 5,5 lần, với trọng số ngang bằng. Chưa có nhiều yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn trong bối cảnh thị trường bất động sản chững lại cùng với triển vọng kinh tế toàn cầu kém khả quan.
Tuy nhiên, việc môi trường kinh doanh diễn biến không thuận lợi như vậy có thể là cơ hội để những công ty hàng đầu như Hòa Phát củng cố vị thế trên thị trường trong dài hạn.
Theo nhận định của các chuyên gia từ CTCK Vietcombank – VCBS giá thép có thể hồi phục tốt hơn trong năm 2023, chủ yếu đến từ nhu cầu của thị trường Trung Quốc khi kỳ vọng các chính sách kích thích lại thị trường bất động sản bắt đầu có hiệu quả; trong đó Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có dự định đưa ra gói hỗ trợ cho vay 200 tỷ Nhân dân tệ lãi suất thấp giúp tái cơ cấu các dự án bất động sản.
Cùng với đó, Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa giúp nhu cầu tiêu thụ sắt thép ổn định trở lại và đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy nền kinh tế. Còn với CTCK Agribank (Agriseco Research) cho rằng, sự thiếu hụt năng lượng tại châu Âu có thể khiến một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng phải cắt giảm sản lượng, bao gồm sản xuất thép. Điều này có thể tạo ra những cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cho doanh nghiệp vào khu vực này trong năm tới.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận