Top 4 cổ phiếu có thể "lật ngược tình thế"
Sau khi KQKD quý II ra hết có thể dễ ràng thấy được rất nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng do các yếu tố bất lợi. Tuy nhiên sau đây sẽ là Top 4 cổ phiếu có thể lật ngược tình thế trong 6 tháng cuối năm mà nhà đầu tư không nên bỏ qua.
1: VEA- Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam
Nửa đầu năm 2022, hoạt động của VEAM chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 với nhiều biến chủng mới. Bên cạnh đó, xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraina, căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây khiến kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng mới, lạm phát toàn cầu tăng cao… VEA cũng chịu áp lực từ việc chuỗi cũng ứng bị gián đoạn dẫn đến sản lượng xe máy bị cắt giảm .
Trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen, công ty mẹ VEAM đã đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư có hiệu quả bền vững, từng bước cải thiện các chỉ tiêu tồn kho, phải thu, nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn.
Luận điểm đầu tư:
- VEA là doanh nghiệp có tiền lệ trả cổ tức rất cao, đặc biệt là cổ tức bằng tiền mặt. là một cổ phiếu đáng chú ý cho những nhà đầu tư yêu thích cổ tức.
- Định giá cổ phiếu đang ở mức thấp, lượng tiền mặt nhiều
- Khi nền kinh tế và du lịch mở cửa mạnh mẽ trở lại thì nhu cầu mua xe máy cũng tăng cao. Dự kiến sản lượng xe máy bán ra sẽ tăng mạnh trở lại từ tháng 8 này.
- Sản lượng ô tô tiêu thụ trong năm 2022 dự kiến tăng cao.
- Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng dự kiến sẽ được xử lí tốt trong thời gian tới.
2: MWG - CTCP Đầu tư Thế giới Di động
Sự 'đổ bộ' của các doanh nghiệp FDI vào thị trường bán lẻ tạo nên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tuy nhiên các ông lớn trong nước vẫn giữ được vị trí cao trong ngành , điển hình là MWG.
KQKD quý 2 báo lãi giảm 7%
CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) công bố doanh thu nửa đầu năm đạt 70.804 tỷ đồng, tăng 13% và thực hiện 51% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế 2.576 tỷ đồng, gần như đi ngang và thực hiện 41% kế hoạch năm.
Tính riêng quý II/2022, MWG đạt 34.337 tỷ đồng doanh thu thuần, 1.131 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; tăng 8,4% về doanh thu nhưng giảm 6,8% về lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên ngân chủ yếu đến từ việc MWG đã ghi nhận một số khoản chi phí 1 lần trong quý 2. Tuy nhiên dự kiến khi xử lí xong khoản mục này lợi nhuận của MWG có thể tăng trưởng mạnh trở lại trong thời gian tới.
Luận điểm đầu tư:
- Dự kiến trong 6 tháng cuối năm chuỗi An Khang của thế giới di động sẽ mở rộng và phát triển mạnh mẽ cộng thêm kì vọng về bán vốn Bách hóa xanh.
- Chuỗi cửa hàng điện thoại và điện máy sẽ được hưởng lợi bởi một số sự kiện như: Ra mắt Iphone 14 vào quý 3, hay World Cup vào cuối năm cũng sẽ góp phần gia tăng doanh số bán hàng điện thoại lap top và điện máy cho chuỗi của hàng này. Chưa kể nhu cầu mua sắm vào các tháng cuối năm cũng tăng cao. Điều này sẽ phản ánh tích cực vào doanh thu và lợi nhuận các quý tiếp theo.
3:DRI - CTCP Đầu tư cao su Đắk Lắk
Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc lỗ ngắn hạn do ảnh hưởng tỷ giá, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến dòng tiền. Không những vậy điều này có thể làm cho phí tương lại giảm đi đáng kể.
Luận điểm đầu tư:
- Giá cao su trong 2 quý đầu năm giảm mạnh nguyên nhân là do chính sách Zero Covid của Trung Quốc thắt chặt ( vì Trung Quốc là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu cao su) . Điều này tác động đến giá cao su. Tuy nhiên hiện tại giá cao su được đánh giá là đang ở vùng đáy chu kì. Dự kiến sẽ tăng mạnh trở lại khi Trung Quốc mwor cửa mạnh mẽ nền kinh tế.
3: PLX - Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Petrolimex cho thấy, kết thúc quý II/2022, doanh thu thuần hợp nhất đạt 84.367,4 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2021, nhưng lợi nhuận sau thuế lỗ 140,8 tỷ đồng (trong khi quý II/2021 lãi 1.594 tỷ đồng).
Nguyên nhân chính dẫn đến việc lợi nhuận các quý gần nhất bị ảnh hưởng nặng nề là do bảo trì Nghi Sơn và việc trích lập dự phòng tồn kho. Tính đến 30/6/2022, giá trị hàng tồn kho của Petrolimex lên đến 23.478,8 tỷ đồng, giá trị trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 1.330,5 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 10.000 tỷ đồng và 1.106,8 tỷ đồng so với đầu năm. Hàng tồn kho cũng là khoản mục có giá trị lớn nhất trong cơ cấu tài sản của Petrolimex với tỷ lệ 27,3%.
Việc tăng mạnh tồn kho cũng khiến giá trị nợ phải trả của Petrolimex tăng lên 53.671 tỷ đồng đến cuối tháng 6/2022, tăng 52,4% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ vay chiếm 18.200 tỷ đồng, tăng 2.831 tỷ đồng so với đầu năm.
Luận điểm đầu tư:
- Việc trích lập dự phòng tồn kho ở quý 2 có thể giúp các quý tới PLX giảm được mọt phần áp lực
- Mức nền so với cùng kì khá thấp do quý 3-4 năm 2021 là giai đoạn giãn cách xã hội do ảnh hưởng của duchj bệnh.
- Hiện giá cổ phiếu đang ở quanh vùng đáy của giai đoạn Covid nên xu hướng tăng giá trong giai đoạn tới là cao.
- Tuy nhiên với cổ phiếu này, nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý giá xăng dầu. nếu tiếp tục giảm mạnh có thể gây rủi ro trong quý 3.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận