menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bùi Tiến Đức Pro

Tăng trưởng âm, ngân hàng lâm cảnh khó khăn chồng chất khó khăn

Dịch Covid-19 bùng nổ từ đầu năm đến nay đã tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Và qua đó, với vai trò là mạch máu của cả nền kinh tế thì ngành ngân hàng không tránh khỏi những ảnh hưởng này.

Kết quả kinh doanh quý 1 của 14 ngân hàng đang niêm yết cho thấy con số tăng trưởng lợi nhuận của ngành này đang thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Nguy cơ nợ xấu có xu hướng tăng trở lại trong khi nhu cầu tín dụng đang yếu đi do ảnh hưởng của dịch bệnh hiện đang là những thách thức to lớn mà các ngân hàng đang phải đối mặt.

Đặc biệt là ở nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước VCB, BID, CTGMBB đều ghi nhận mức tăng trưởng âm trong quý 1. Nếu như 3 ngân hàng BID, CTG MBB bị chi phí dự phòng cho nợ xấu bào mòn lợi nhuận thì cánh chim đầu đàn VCB còn bị sụt giảm nhẹ tổng lợi nhuận trước chi phí dự phòng rủi ro. Nguyên nhân do thu nhập lãi thuần vốn chiếm 75% tổng thu nhập của VCB trong kỳ chỉ tăng có 6% trong khi chi phí hoạt động tăng tới 12%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất của VCB trong nhiều năm trở lại đây và là quý thứ 2 liên tiếp bị tăng trưởng âm.

Ngược lại với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, nhóm ngân hàng tư nhân hiện vẫn đang duy trì được đà tăng trưởng, như VPB, VIB, TCB,… Có thể trong thời gian qua, nhóm ngân nhà nước phải tham gia giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp theo chủ trương của thống đốc ngân hàng khiến cho tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng này yếu hơn ngân hàng tư nhân. Nhưng khi 3 ông ngân hàng lớn đầu ngành đã giảm lãi suất thì xu hướng chung về lâu về dài cũng sẽ tạo sức ép khiến cho các ngân hàng nhỏ hơn giảm lãi suất theo để cạnh tranh. Và điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới tăng trưởng trong tương lai.

Nếu như mọi năm các ngân hàng thưởng đẩy mạnh cho vay trong Q1 thì năm nay hoàn toàn lại ngược lại. Ngoại trừ SHB ra thì các ngân hàng đều có mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn cùng kỳ. Cá biệt là BID CTG EIB và MBB bị ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng âm. Ngay cả FE Credit vốn là con gà đẻ trứng vàng của VPB cũng chỉ đạt mức tăng trưởng tín dụng khoản 1,2% trong khi cùng kỳ năm ngoái là 16,5%.

Thu nhập từ tín dụng hiện vẫn vẫn là thu nhập chính của các ngân hàng hiện nay với tỷ lệ đóng góp khoản 75%-80% tổng thu nhập. Do đó, sự suy giảm nghiêm trọng nguồn cầu tín dụng sẽ đe dọa tới tăng trưởng của các ngân hàng trong thời gian tới. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay thì nền kinh tế sẽ phải mất khá nhiều thời gian để phục hồi lại như trước. Hậu quả của việc này có thể dẫn đến ciệc các doanh nghiệp dè chừng với việc vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, và ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.

Đầu ra tín dụng bị chậm lại, đầu vào tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng cũng có nhiều biến động. Đó là sự sụt giảm về tỷ lệ và cả về con số tuyệt đối của tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại các ngân hàng. Nặng nhất là trường hợp của MBB với tỷ lệ CASA giảm 4%, và giảm 22% về con số tuyệt đối. Tiền gửi không kỳ hạn giảm, tức ngân hàng đang mất đi một phần vốn giá rẻ và sẽ ảnh hưởng mạnh tới hệ số NIM. Điều này phần nào cũng giải thích cho việc tăng trưởng thu nhập lãi thuần của các ngân hàng đang chậm lại.

Trong quý 1, dịch bệnh Covid-19 bùng nổ ở Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam đã khiến cho GDP Việt Nam chỉ đạt 3,82% thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Sang quý 2 khi dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu, khiến cho cả kinh tế mất tới 1 tháng tư không hoạt động để phòng chống dịch thì triển vọng của quý 2 không thể khả quan hơn quý 1 khi mà chỉ số bán lẻ âm 26% và chỉ số sản xuất công nghiệp âm 10,5% so với cùng kỳ. Điều này cũng đồng nghĩa với rủi ro nợ xấu trong quý 2 sẽ có thể tệ hơn cả quý 1 vì có độ trễ 30 ngày để chuyển thành nợ xấu nếu không trả gốc và lãi đúng hạn. Đặc biệt là nguy cơ nợ xấu từ thị trường BĐS nếu như tình trạng đóng băng cứ bị kéo dài.

Trong Q1 xu hướng chung vẫn là tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng ở các ngân hàng. Đặc biệt là ở nhóm các ngân hàng CTG, MBB và SHB khi con số tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng khoản 1% so với đầu năm. VCB vẫn thể hiện là cánh chim đầu đàn của ngành ngân hàng Việt Nam với tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu lên tới 168%. Tức họ đã chuẩn bị gần 9 ngàn tỷ đồng để xử lý nợ xấu. Ngoại trừ VCB ra thì các ngân hàng còn lại đều có tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu khá thấp. Nhất là trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hiện nay. Vì thế nếu như nợ xấu trong quý 2 tăng lên thì sẽ tạo ra áp lực rất lớn, đe dọa tới tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng vì chi phí trích lập sẽ tăng lên.

Khó khăn chồng chất khó khăn. Hậu quả của việc giãn cách xã hội và dịch Covid trên toàn cầu tới đâu thì phải chờ tới báo cáo tài chính quý 2 của các ngân hàng mới thể hiện rõ nét và mới có thể đánh giá đầy đủ.

Trong trường hợp tích cực dịch bệnh Covid-19 được khống chế tốt trong thời gian tới, thì có thể quý 2 hoặc trễ lắm là sang quý 3 sẽ là đáy về mặt hoạt động kinh doanh của nhóm ngành ngân hàng. Còn việc nhóm này lấy lại đà tăng trưởng sau đó như thế nào thì sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào tốc độ hồi sinh của nền kinh tế.

Mặc dù đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn và thách thức nhưng đây cũng là cơ hội lớn đối với các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt để cải thiện dịch vụ và sản phẩm tài chính nhằm mở rộng mạng lưới khách hàng của mình. Tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn hậu Covid.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Bùi Tiến Đức Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại