menu
Tăng trần mạnh mẽ, cổ phiếu MVN tìm lại đỉnh cao
Nguyễn Phương Ly
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tăng trần mạnh mẽ, cổ phiếu MVN tìm lại đỉnh cao

Cổ phiếu "ông lớn" ngành vận tải biển là MVN nhiều lần tăng hết biên độ trong khoảng thời gian ngắn gần đây, đưa thị giá tiệm cận mức đỉnh lịch sử thiết lập vào tháng 8/2021.

Tăng trần mạnh mẽ, cổ phiếu MVN tìm lại đỉnh cao

Nguồn: VietstockFinance

Kết phiên 18/06, giá cổ phiếu của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (UPCoM: MVN) tăng kịch trần lên 48,000 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh trong phiên gần 115 ngàn cp, dư mua hơn 42 ngàn cp. Tuy nhiên, với tính chất cô đặc về sở hữu khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nắm đến 99.47% vốn, dẫn đến thanh khoản dù cải thiện nhưng tổng thể không cao. Theo nguyên tắc của sàn UPCoM, giá tham chiếu cho phiên 19/06 sẽ là 47,300 đồng/cp.

Đây là vùng giá cao nhất của MVN kể từ tháng 9/2021 và không còn cách xa vùng đỉnh lịch sử tháng 8/2021, khoảng 52,000 đồng/cp. Thực tế, cổ phiếu của “ông lớn” ngành vận tải biển đã tăng mạnh hơn 158% từ đầu tháng 6, ghi nhận đến 5 phiên tăng trần.

Cập nhật đến 9h30 ngày 19/06, giá cổ phiếu MVN tiếp tục tăng trần lên 54,300 đồng/cp, tạm thời vượt đỉnh lịch sử.

Tăng trần mạnh mẽ, cổ phiếu MVN tìm lại đỉnh cao

Nguồn: VietstockFinance

Trước thềm đại hội bất thường

Xu hướng tăng giá của cổ phiếu MVN diễn ra trong bối cảnh gần đến ngày chốt quyền tham dự ĐHĐCĐ bất thường, nhằm phê duyệt bổ sung ngành nghề kinh doanh; sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ Công ty và nội dung khác.

Theo thông báo của MVN, ngày đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông tham dự là 26/06, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 25/06. MVN dự kiến tổ chức đại hội theo hình thức trực tiếp tại tòa nhà Ocean Park, phường Phương Mai, quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Trước đó, MVN đã có thông báo thay đổi tại 2 ngành nghề kinh doanh, bao gồm bổ sung ngành chi tiết là hoạt động kiến trúc vào ngành hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan (7110); hủy bỏ ngành chi tiết là cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài tại ngành cung ứng và quản lý nguồn lao động (7830).

Về tình hình kinh doanh, quý 1/2024, MVN đạt lãi ròng hơn 342 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Kết quả nhờ các hoạt động khai thác cảng, dịch vụ hàng hải và vận tải tăng trưởng, hoạt động tài chính có lãi gấp 4.8 lần cùng kỳ và lãi trong công ty liên doanh, liên kết tăng 95%.

Cuối quý 1, khoản mục biến động đáng chú ý nhất là tiền và tương đương tiền tăng 23%, lên hơn 3,398 tỷ đồng, đánh dấu mức cao nhất kể từ khi lên sàn UPCoM vào tháng 10/2018.

Bối cảnh chung nhiều kỳ vọng với ngành vận tải biển

Với góc nhìn rộng hơn, từ cổ phiếu của MVN, các công ty con của MVN (SGP, PHP, CDN, QNP, VOS,…) hay cổ phiếu các công ty khác trong ngành vận tải biển đã lên sàn đều ghi nhận mức tăng giá tích cực gần đây, phần nào được thúc đẩy bởi giá cước vận tải tăng mạnh.

Giá cước vận tải tăng mạnh gần đây

Tăng trần mạnh mẽ, cổ phiếu MVN tìm lại đỉnh cao

Nguồn: Drewry, Harper Peterson

Tại talkshow Gõ cửa tháng mới của SSI Research diễn ra chiều 13/06, ông Nguyễn Hoàng Giang - Trưởng phòng Phân tích cổ phiếu, SSI Research đã có những lý giải về việc giá cước tăng mạnh, đến từ một số nguyên nhân chính.

Thứ nhất, do các tàu sau thời gian chạy qua vùng mũi Hảo Vọng đến châu Âu và quay trở lại có dấu hiệu bị trùng lịch với những con tàu hiện tại, dẫn đến phải chờ. Tại khu vực Singapore, các tàu đang phải chờ khoảng 7 ngày mới vào được cảng, gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng.

Thứ hai, năm 2024 là giai đoạn các nhà sản xuất, chuỗi bán lẻ trên thế giới có dấu hiệu chuyển từ giảm sang tích lại hàng tồn kho để chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm. Do đó, sự kiện biển Đỏ xảy ra đã kéo theo nhiều lo ngại về khả năng không nhận được hàng cuối năm, dẫn đến hành động thúc đẩy sớm hơn việc giao hàng, sản xuất hàng.

Thứ ba, gần đây có thông tin Mỹ sẽ đánh thuế hàng hóa của Trung Quốc bắt đầu từ tháng 8, do đó Trung Quốc cũng đẩy sớm tốc độ xuất hàng đi và tạo thêm áp lực cho chuỗi cung ứng.

Cũng theo ông Giang, để giải quyết các vấn đề đứt gãy thì các hãng tàu phải đợi đến tháng 11 và 12 mới dư tàu để sắp xếp lại chuỗi cung ứng, do đó SSI Research không kỳ vọng tình trạng tắc nghẽn có thể được giải quyết ngay trong thời gian sắp tới.

Trên góc độ rộng hơn, việc đứt gãy chuỗi cung ứng đến từ hai vấn đề, gồm căng thẳng địa chính trị và biến đổi khí hậu. Về dài hạn, căng thẳng địa chính trị vẫn tác động và giá cước vẫn giữ mức cao.

“Nhìn vào khả năng duy trì tăng trưởng lợi nhuận, với đà tăng giá cước và giá thuê tàu hiện nay, có thể thấy 2023 đã là năm đáy của ngành vận tải biển, container và quý 2, 3, 4/2024 sẽ nhìn thấy sự tăng trưởng lợi nhuận so với các quý trước cũng như so với cùng kỳ 2023. Đây là trạng thái tích cực cho các cổ phiếu trong ngành”, ông Giang nhận định.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
56.70 +0.20 (+0.35%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả