Tản mạn ngân hàng - Câu chuyện trích lập dự phòng và định giá rẻ
Phân tích điểm mua cổ phiếu Ngân hàng
1. Câu chuyện nhóm Ngân hàng
Đánh giá triển vọng quý 3 của ngành ngân hàng sẽ khả quan hơn nhờ đợt nâng room tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, được dự báo vào trung tuần tháng 7, sẽ giúp thúc đẩy hoạt động cho vay của toàn ngành.
Tuy nhiên, nhóm phân tích không kỳ vọng mức room mới sẽ tăng quá mạnh do NHNN đang thắt chặt dòng tiền để kiểm soát lạm phát => Tăng có kiểm soát vẫn giúp Ngân hàng đạt được sự tăng trưởng nhất là trong giai đoạn khó khăn chung hiện tại
Ngoài ra, lãi suất tiền gửi bình quân toàn ngành năm 2022 dự kiến sẽ tăng từ 0,3 – 0,5 điểm % so với cuối năm 2021, tuy nhiên tỷ lệ CASA toàn ngành được duy trì ở mức cao sẽ giảm bớt tác động từ việc nâng lãi suất huy động.
Bên cạnh đó, lãi suất cho vay được dự báo tăng từ 0,1 – 0,3 điểm %, dù thấp hơn mức tăng của lãi suất huy động nhưng cũng sẽ có những tác động tích cực tới biên lãi thuần.
Mặt khác, mức nền quý 3 năm 2021 thấp cũng sẽ là động lực giúp các ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận cao hơn trong quý 3 năm nay => Tăng trưởng so với mức nền lợi nhuận thấp của Quý 3 năm 2021
📊 Triền vọng cổ phiếu: TCB STB VIB TPB
2. Câu chuyện từ trích lập dự phòng của nhóm Ngân hàng yếu tố nhà nước.
'Nhóm các ngân hàng đã trích lập 100% nợ tái cơ cấu sẽ có dư địa tăng trưởng lợi nhuận cao hơn trong năm nay, trong khi các ngân hàng mới trích lập 30% sẽ gặp phải rủi ro chi phí dự phòng tăng nhanh'
Đi sâu vào từng ngân hàng, kỳ vọng MB và VPBank sẽ có hạn mức tín dụng vượt trội hơn hẳn so với ngành, khoảng 25 – 30% nhờ MB tiếp nhận tổ chức tín dụng yếu kém; còn VPBank có tỷ lệ CAR cao nhất ngành (>15%) sau thương vụ bán FECredit.
Đối với khối Ngân hàng có vốn Nhà nước, nhóm phân tích đánh giá cao Vietcombank vì sự an toàn trong hoạt động; đối với trường hợp của BIDV các nhân tố tác động tích cực gồm có
(1) room tín dụng đầu năm 10% - cao hơn rõ rệt mức 8,5% các năm trước;
(2) CASA cải thiện đẩy mạnh chuyển đổi số cùng việc liên kết tài khoản ngân hàng với CCCD gắn chip;
(3) ngân hàng đang trong bước đầu chuyển dịch cơ cấu cho vay sang bán lẻ.
Xét về chiết khấu dòng tiền, giá cổ phiếu ngân hàng đã có mức sụt giảm sâu khoảng 30% từ đầu năm do tác động từ thắt chặt tín dụng bất động sản, room tín dụng cạn và các thông tin xấu liên quan thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Kết hợp cùng triển vọng khả quan hơn về kết quả kinh doanh trong nửa cuối năm nhóm phân tích đánh giá đây là mức định giá hấp dẫn cho ngành.
Các ngân hàng đã trích lập dự phòng 100% sẽ bắt đầu book lợi nhuận và có sự cải thiện về KQKD trong quý 3 và quý 4 năm 2022 cũng là câu chuyện tăng trưởng có thể kì vọng trong giai đoạn hiện tại khi cơ hội trên thị trường còn rất hạn chế.
📊 Cổ phiếu tiềm năng từ lợi nhuận trích lập: CTG MBB BID
3. Tổng kết sức mạnh và khuyến nghị mua
📗 Xếp theo thứ tự sức mạnh:
📌 VIB BID > CTG > STB : Đánh ngắn hạn, mua ở các nhịp điều chỉnh, biên lợi nhuận 10-15% từ giá mua hiện tại
📌 MBB VPB TCB : Cơ bản tốt nhất trong ngành, có thể mua cho mục tiêu trung hạn với vị thế 30% tài khoản.
📝 KẾT LUẬN: Ngân hfang cùng với Chứng khoán, Bất động sản sẽ là những key chính cho nhịp phục hồi của VNindex trong giai đoạn tới.
👉 Bấm theo dõi để nhận những bài viết mới của Hiếu.
🍀 Chúc anh chị tuần giao dịch mới thành công !! Bình tĩnh và quyết thắng !
🍏 Đánh giá trên góc nhìn cá nhân. Anh chị có thể đặt câu hỏi về mã cổ phiếu và góp ý xây dựng để cộng đồng đầu tư tốt hơn
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận