Tại sao thời gian qua nhóm ngân hàng không chạy mạnh?
Cổ phiếu ngành Ngân hàng là một nhóm ngành cổ phiếu biểu hiện khá đậm nét sức mạnh trong hệ thống tài chính, là một yếu tố thúc đẩy sự phục hồi và tăng trưởng của thị trường. Với vốn hoá lớn, nhóm cổ phiếu ngân hàng không chỉ thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư lớn mà còn tạo ra một làn sóng tích cực trong đà tăng của thị trường chứng khoán.
Vì là nhóm ngành có vốn hoá khá lớn, ví dụ như có VCB là cổ phiếu có vốn hoá cao nhất thị trường thì với tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đó, nhóm cổ phiếu này luôn trở thành nguồn động viên quan trọng, giúp thị trường chứng khoán tăng điểm đáng kể. Chỉ cần tăng điểm nhẹ thôi cũng đã giúp có một lực kéo mạnh cho điểm số của thị trường.
Tuy nhiên gần đây nhóm ngân hàng lại không được sự ủng hộ nhiều đến từ dòng tiền từ các nhà đầu tư cá nhân. Yếu tố chính của dòng tiền này đến từ việc các nhà đầu tư cá nhân đang không quá tin tưởng vào ngắn hạn nhóm này bởi các yếu tố thông tin cả nội tại cũng như bên lề.
Các chỉ số cơ bản của các ngân hàng gần đây không khả quan
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ngành ngân hàng được kiểm soát dưới ngưỡng 3%, nhưng có xu hướng tăng, cuối quý III/2023 là 2,2%, so với mức 2,07% cuối quý II và mức 2% cuối năm 2022. Chất lượng tín dụng theo Ngân hàng Nhà nước thì cũng đang yếu và có dấu hiệu đi xuống. Một số ngân hàng niêm yết có tỷ lệ nợ xấu vượt 3% . Tại nhiều ngân hàng, chất lượng tài sản trong quý III/2023 tiếp tục suy giảm, các ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi thị trường bất động sản và khó khăn từ phân khúc khách hàng cá nhân chịu áp lực nợ xấu lớn hơn nhóm ngân hàng có danh mục an toàn. Mặc dù lãi suất có xu hướng giảm trong thời gian qua, nhưng lãi suất cho vay giảm chậm hơn nhiều so với kỳ vọng. Điều này khiến các ngân hàng rơi vào tình trạng dư thừa vốn. Tăng trưởng tín dụng năm nay được các chuyên gia tài chính dự báo chỉ có thể đạt 10-12% so với mục tiêu ngành ngân hàng đưa ra ở mức 13 - 15%.
Kết quả hoạt động kinh doanh ở một số Ngân hàng
Dư luận không tốt từ mối quan hệ giữa ngân hàng và các tập đoàn bất động sản
Như đã biết sau đại án Vạn Thịnh Phát, có thể nhận ra rằng hoạt động ngân hàng của SCB có vấn đề khi mà ngân hàng này tập trung vào các hoạt động phi pháp của bà Trương Mỹ Lan, ngoài ra là ngân hàng SCB còn là ngân hàng đứng sau cho việc huy động vốn của các công ty bất động sản trong đế chế của bà Lan, khi mà bất động sản gặp các vấn đề về thị trường hay rủi ro thanh khoản sẽ ảnh hưởng rất lớn đến số tiền và các hoạt động trong ngân hàng. Điều này là điều mà các nhà đầu tư rất hoang mang khi mà các công ty, tập đoàn bất động sản đều có ngân hàng đứng sau để hỗ trợ và là nguồn huy động vốn chính cho các hoạt động kinh doanh. Vì mối quan hệ khăng khít cả hai bên cùng có lợi nên cả ngân hàng và các công ty, tập đoàn bất động sản đều phải dựa vào nhau để phát triển, nên khi một trong hai gặp vấn đề thì bên còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Sau tất cả, sự tăng trưởng của cổ phiếu ngành Ngân hàng không chỉ là một hiện tượng cụ thể, mà còn mang lại lợi ích toàn diện cho thị trường chứng khoán nói chung. Điều này thể hiện rõ sự quan trọng của nhóm cổ phiếu này đối với sự phát triển và sức khỏe của thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Vì thế các thông tin kia sẽ chỉ tác động đến nhà đầu tư nhất thời chứ không đánh vào trung và dài hạn cho nhóm ngành ngân hàng được. Khi mà tất cả các nhóm ngành đều có mức tăng điểm tốt thì rồi chắc chắn sẽ đến phiên nhóm ngân hàng trở thành đầu kéo chính của thị trường. Vì thế ngay lúc này quý anh chị nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế cho các cổ phiếu của nhóm ngành ngân hàng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận