Sau hơn 4 tháng bị khởi tố, vợ ông Nguyễn Đỗ Lăng bán thêm gần 1 triệu cổ phiếu
Sau hơn 4 tháng bị khởi tố, bà Huỳnh Thị Mai Dung, vợ ông Nguyễn Đỗ Lăng, đã bán gần 1 triệu cổ phiếu. Bà Huỳnh Thị Mai Dung là cổ đông lớn tại Cotana.
Bà Huỳnh Thị Mai Dung, vợ ông Nguyễn Đỗ Lăng, Phó chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Cotana (CSC) vừa công bố thông tin đã bán 976.000 cổ phiếu, trong tổng số 1 triệu đơn vị đăng ký từ ngày 4/10 - 2/11. Lý do không thực hiện hết giao dịch do điều kiện thị trường chưa phù hợp.
Sau giao dịch, bà Dung còn nắm giữ hơn 4,15 triệu cổ phiếu CSC, tỷ lệ 13,31%.
Trên thị trường, cổ phiếu CSC đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/11 tại mức giá 28.100 đồng/cp. Nếu tạm tính với mức thị giá này, bà Dung đã thu về 27,4 tỷ đồng.
Trước đó, bà Dung cũng đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu từ ngày 28/8-26/9. Tuy nhiên, bà Dung chỉ bán được 39.000 cổ phiếu. Lý do không thực hiện hết giao dịch do điều kiện thị trường chưa phù hợp.
Ở chiều ngược lại, CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (APEC, mã APS) đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu CSC. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 11/10-9/11, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Đầu tháng 10, HĐQT Chứng khoán APEC đã thông qua quyết định đầu tư mua 2 triệu cổ phiếu CSC. Giá mua không cao hơn 32.000 đồng/cp. Thời gian đầu tư dự kiến vào quý IV/2023, bằng hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trên sàn. Dự kiến, APEC có thể chi khoảng 64 tỷ đồng để mua cổ phiếu.
Khởi tố vợ chồng ông Nguyễn Đỗ Lăng.
Ông Nguyễn Đỗ Lăng, Phó chủ tịch HĐQT Cotana, đồng thời là thành viên HĐQT Chứng khoán APEC. Ông Lăng nắm giữ 23.115 cổ phiếu CSC, tỷ lệ 0,07%.
Ngày 23/6, Nguyễn Đỗ Lăng cùng với 3 bị can khác đã bị cơ quan cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố bị can và tạm giam vì tội “thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (APS), CTCP Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương (API) và CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ).
Kết quả điều tra xác định trong thời gian từ ngày 4/5-31/12/2021, Nguyễn Đỗ Lăng và Huỳnh Thị Mai Dung, một số đối tượng khác chỉ đạo các đồng phạm sử dụng 40 tài khoản chứng khoán mở tại APS để liên tục mua, bán tạo ra cung cầu giả và giá đóng cửa mới, đẩy giá cổ phiếu ba mã API, APS, IDJ tăng bất thường.
Tin doanh nghiệp niêm yết
Thị trường chứng khoán còn một số sự kiện quan trọng khác của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn.
VN-Index
Chốt phiên 7/11, VN-Index giảm 9,37 điểm (-0,86%), xuống 1.080,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 634,5 triệu đơn vị, giá trị 12.599,2 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 1,3 điểm (-0,59%), xuống 219,29 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 88,8 triệu đơn vị, giá trị 1.601 tỷ đồng.
UpCoM-Index giảm 0,44 điểm (-0,52%), xuống 84,61 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 30,3 triệu đơn vị, giá trị 465,2 tỷ đồng.
Nhận định thị trường, Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng thị trường có thể sẽ còn biến động giằng co quanh đường trung bình 20 phiên của VN-Index trong phiên kế tiếp. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn, nên có thể sẽ tiếp tục đi ngang quanh vùng giá hiện tại với thanh khoản thấp.
Hiện tại, chỉ số VN-Index đang đối mặt với vùng kháng cự 1.083-1.100 điểm. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tăng nhẹ cho thấy các nhà đầu tư vẫn không quá hưng phấn với diễn biến thị trường hiện tại.
Theo Chứng khoán Vietcombank, VN-Index nhiều khả năng vẫn sẽ giao dịch giằng co và có những nhịp bật nảy quanh khu vực 1.080-1.090 điểm trong các phiên tới.
Nhà đầu tư hạn chế giải ngân mua mới và tạm thời quan sát thêm diễn biến giao dịch trên thị trường trong một vài phiên tới. Đồng thời, có thể tận dụng những nhịp bật nảy trong phiên để hiện thực hóa lợi nhuận từng phần đối với những cổ phiếu đã bắt đáy thành công từ những phiên trước.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường