Phân tích nhanh cổ phiếu VIC
Khối ngoại bất ngờ bán mạnh cổ phiếu VIC trong 4 phiên giao dịch vừa qua khiến cho giá VIC lao dốc thảm hại, tính tại điểm cân bằng quanh 100 thì giá đã bay gần 20%. Thành thực mà nói, bán mạnh so với giao dịch bình quân hàng ngày của VIC mà thôi, nếu so về quy mô trận đánh thì vài triệu bán ròng chỉ là hạt cát trên sa mạc, không đáng để bận tâm.
Bán ròng hơn chục triệu VIC được coi là hoạt động cơ cấu bình thường của các quỹ đầu tư ngoại, không có gì đặc biệt. Tất nhiên nếu buộc phải đưa ra giả thiết thì có thể nó liên quan đến việc báo cáo lỗ trong quý 4 vừa qua, kéo theo lợi nhuận cả năm 2021 của VIC là con số âm. Khi đó có nhiều vấn đề liên quan tới cổ phiếu VIC trên sàn: vào diện cảnh báo, loại khỏi các chỉ số lớn, không được cho vay ký quỹ (margin)...
Nói một cách dễ hiểu, lợi nhuận năm 2021 của VIC là con số âm kéo theo rất nhiều hệ luỵ xấu và cộng hưởng từ việc bán ròng mạnh của khối ngoại làm giá cổ phiếu VIC lao dốc gần 20% là điều tất yếu.
Về mặt cơ bản, các ngành kinh doanh chủ lực xưa kia của VIC không có gì đặc biệt. Mảng bất động sản với con gà đẻ trứng vàng VHM vẫn làm ăn rất tốt, lợi nhuận liên tục lập kỷ lục mới. Mảng khách sạn, du lịch và nghỉ dưỡng bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch Covid là điều ai cũng thấy rõ nhưng sẽ phục hồi dần trở lại vào năm 2022.
Lá bài tẩy của VIC có lẽ chính là mảng xe điện Vinfast (VIF) với tỉ lệ sở hữu 51% tại đây. Có rất nhiều câu chuyện và quá nhiều vấn đề đáng nói tại đây nhưng tựu chung lại vẫn là VIF xứng đáng với mức định giá bao nhiêu khi IPO trong thời gian 2.3 sắp tới.
Mong ước của VIF sẽ đạt mức 60 tỉ USD, một con số khổng lồ đối với nền kinh tế Việt Nam và quả thực đây là mức định giá tương đối điên rồ. Nhưng nếu chỉ là con số 20 thì có lẽ VIF không bao giờ chấp nhận mức này. Theo quan điểm cá nhân người viết thì mức định giá 30 tỉ USD sẽ hợp lý hơn cả. Và quan trọng hơn hết là khi nào VIF được IPO, ngay trong năm 2022 sẽ rất khó, nhanh nhất cũng phải 2023 thì may ra.
Vốn hoá của VIC lúc này tầm 15 tỉ USD, mức giá hợp lý khi chỉ riêng cổ phần tại con gà đẻ trứng vàng mang tên VHM cũng đáng giá 10 tỉ USD, cùng với đó là mảng du lịch khách sạn nghỉ dưỡng.
Ngay khi VIF có thể IPO thành công, với tỉ lệ sở hữu 51% thì VIC được hưởng lợi lớn nhất, lúc đó định giá của VIC hoàn toàn có thể đạt tới 30 tỉ USD, gấp đôi so với mức 15 hiện nay. Nói một cách dễ hiểu, giá cổ phiếu VIC có thể tăng gấp đôi lên 160 so với 80 hiện nay nếu VIF được IPO. Nhưng, đó là dài hạn.
Đứng trên góc độ đầu tư, VIC có xứng đáng để tham chiến lúc này hay không. Giá đang ở mức thấp nhất 1 năm qua, xu thế giảm là rõ ràng, tham gia VIC lúc này tạm hiểu là hành động bắt đáy. Tất nhiên đã là bắt đáy thì không nên tham lam, chủ yếu để nâng cao kỹ năng đánh trận mà thôi.
Giá VIC đang là 82.5, nếu về tới vùng 70 (rất khó xảy ra) thì nhắm mắt mua cũng có thể chiến thắng vì trước sau gì VIC cũng sẽ được kéo trở lại vùng 100, đồng nghĩa mức lợi nhuận 50% (cứ tạm tưởng tượng như vậy cho hưng phấn).
Vì giá đang rớt mạnh nên chưa có dấu hiệu tạo đáy và cũng không biết đáy ở đâu. Mức giá quanh 80 là có thể cân nhắc tham chiến dần, vùng giá đẹp để chiến VIC là 70-80.
Cùng chung chiến thuyền với người giàu nhất Việt Nam há chẳng thú vị
Hãy cứ yêu thương, hãy cứ dại khờ…
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường