Nhịp đập Thị trường 08/04: Large Cap kéo Index giảm sâu dù châu Á tăng điểm
Tình hình đang xấu đi, VN-Index đã đổi màu và giảm sâu xuống dưới 1.235 điểm, tuy hồi lại 1 chút nhưng vẫn đang giảm khoảng 5 điểm bên dưới tham chiếu. Diễn biến chỉ số đang ngược với chứng khoán các sàn châu Á (đa số xanh, nhất là các sàn Trung Quốc tăng trở lại), cho thấy có lẽ tâm lý điều chỉnh đang thúc đẩy lực bán ra. Tuy nhiên thanh khoản sáng nay trên HOSE vẫn đang thấp hơn 1 chút so với cùng thời gian của phiên sáng qua, cho thấy chưa có tình trạng bán hoảng loạn.
Chỉ số nhóm VN30 giảm sâu, cho thấy nhóm này đang tác động mạnh mẽ lên chỉ số chính VN-Index như thế nào. Tuy số cổ phiếu giảm giá chỉ 17 mã (so với 13 mã tăng giá), nhưng có sự góp mặt của nhiều vốn hóa khủng như VIC, VCB, SAB, VHM, VNM, MSN, MWG… nên chỉ số nhóm này rơi xuống dưới tham chiếu. tuy nhiên trong nhóm cũng có vài cái tên nổi bật và gây chú ý, ví dụ như KDH, hiện đang bất ngờ tăng tới 5%, hay NVL, tăng 1,3% nhưng đang kéo dài chuỗi ngày tăng giá suốt từ đầu tháng Tư đến nay.
HNX-Index vốn đã kém tích cực sau ATO, đến giờ cũng tiếp tục chịu ảnh hưởng từ sàn HOSE, nên cũng giảm sâu rồi hồi lại 1 chút. Mức biến động của chỉ số chính sàn HNX có vẻ nhẹ nhàng hơn so với VNIndex, tuy vậy NĐT đừng để con số này “lừa”, vì sàn HNX đang có 115 mã giảm giá, trong đó 3 mã giảm sàn, và nhiều mã giảm hơn 5%. Riêng nhóm Large Cap sàn này, đa số giảm loanh quanh trên dưới -1% như SHB, PHP, PLC, PVS, HUT, VCS…
BVB vẫn tăng khá, hơn 2,7% nhưng nhóm ngân hàng đã chuyển sang phân hóa. VCB, SHB và MBB đã sớm đỏ sau ATO, đến giờ có thêm BID, TCB, VIB… EIB sau chuỗi ngày được đẩy thốc giá lên trên 23 ngàn đồng/cp, đến giờ giảm gần 1% dù ra tin ngân hàng muốn chi trả cổ tức. Tuy vậy vẫn có 1 số ngân hàng nhỏ tăng giá như KLB, LPB, NVB…
Nhóm BĐS nhà ở đang tràn ngập sắc đỏ, nhưng vẫn có 1 số cái tên đi ngược đáng chú ý, bao gồm DIG, DXG, ITC, SCR và nhất là KDH. Cổ phiếu KDH đã tăng bất ngờ lên tới 5%, còn DIG tăng hơn 3%.
Rất nhiều nhóm ngành đã chuyển sang tiêu cực, trước diễn biến của Large Cap và chỉ số VN-Index, tuy nhiên vẫn có 1 số tích cực, như thủy sản, than, xi măng … hay BĐS công nghiệp. Tuy nhiều cổ phiếu “họ” nhà Sonadezi giảm giá, nhưng nhóm BĐS công nghiệp vẫn có những mã xanh đáng chú ý như HPI, IDC, TID, VRG, GVR, LHG… hay cả ITA.
VN-Index mở cửa tăng nhẹ với hỗ trợ từ nhóm ngân hàng
VN-Index mở cửa tăng nhẹ chừng 2 điểm, với sự hỗ trợ từ nhóm ngân hàng. Ngược lại 2 nhóm lớn khác là BĐS nhà ở và dầu khí lại phân hóa ngay từ sớm. Thị trường đang đi trong mùa BCTC quý 1 năm nay, cộng hưởng với thông tin từ các kỳ họp ĐHCĐ, do đó vẫn đang tiếp tục hướng đến mốc 1,250 mà nhiều công ty chứng khoán cho là ngưỡng kháng cự gần nhất.
Thông tin Fed (Mỹ) tiếp tục cam kết chưa tăng lãi suất là tin tốt cho chứng khoán Việt sáng nay, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng có lẽ không lớn, do bản thân các chỉ số chứng khoán Mỹ cũng chỉ tăng nhẹ. Thậm chí sáng nay nhiều chỉ số lớn của châu Á tăng yếu, hoặc đỏ, do đó chắc sẽ ảnh hưởng lên VN-Index.
Chỉ số HNX-Index sớm tăng ngay từ sau 9h, tuy nhiên đến khi HOSE khớp ATO thì chỉ số chính sàn HNX lại lùi về gần tham chiếu, và có thể sẽ đổi màu. Nhóm Large Cap sàn HNX đang phân hóa khi SHB, PVS, PLC… tiếp tục giảm, nhưng PVI, SHS, CEO… lại tăng. IDC có vẻ muốn bứt lên trên 40 ngàn đồng/cp.
Nhóm ngân hàng tiếp tục tăng giá nhẹ, sau khi có những ý kiến cho rằng Thông tư mới từ NHNN sẽ giúp nhóm ngành này hưởng lợi. Mặt khác những thông tin chính thức, lẫn không chính thức về lợi nhuận quý 1, và kế hoạch chi tách cổ phiếu của nhiều ngân hàng cũng đang tác động lên giá cổ phiếu. Sáng nay BVB tăng đến 4%, nhưng các đại gia vốn nhà nước đứng yên tại ATO. SHB lại giảm nhẹ sau 2 phiên tưởng chừng hồi. SSB giảm gần 1% cho thấy có vẻ như khó mà quay trở lại chuỗi tăng trần khi mới lên sàn.
GAS mở cửa tăng giá gần 1%, nhưng không đủ sức kéo các thành viên khác của “họ” PVN đi lên. Nhiều mã bắt đầu bằng chữ P sớm giảm giá như PVB, PVC, PVD, PVS… riêng PVT lại tăng nhẹ và có vẻ đang hưởng lợi từ thông tin tăng giá cước vận tải.
Vẫn đang có nhiều nhóm ngành nhỏ khác có khởi đầu tích cực như sắt thép, chứng khoán, thủy sản, than, xi măng, điện, dệt may…
Có thông tin được cho là từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), rằng trong 3 tháng đầu năm nay, cả nước xuất khẩu cao su trị giá 722 triệu USD, tăng tới 116.6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Đây rõ ràng là tin tốt cho nhóm ngành cao su, tuy nhiên sáng nay chỉ ghi nhận DPR tăng hơn 2% khi mở cửa, ngược lại PHR còn giảm nhẹ và nhiều mã khác đứng giá. Có vẻ tin này chưa phản ánh lên nhóm ngành cao su thiên nhiên.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận