24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Việt Anh Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nghành cao su và một số điều có thể bạn chưa biết

Cao su thiên nhiên là một trong những ngành cung cấp nhiên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng và ngành công nghiệp ô tô…

Chính vì vậy, những thăng trầm của các ngành này ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cả cao su, đặc biệt là trong khâu sản xuất thuộc các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành cao su Việt Nam. Đứng thứ 3 trên thế giới về lượng cung cao su tự nhiên, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cao su tự nhiên của Việt Nam đã dần thay đổi và phát triển mạnh mẽ hơn trong chuỗi giá trị ngành cao su tạo ra năng suất tối ưu cho cây cao su và mang lại lợi nhuận đột biến đến cho ngành cao su Việt Nam. Hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu xem chuỗi giá trị nghành này, đâu là key chính để có thêm cho góc nhìn đầu tư trên thị trường nhé

I. Chuỗi giá trị
Nghành cao su và một số điều có thể bạn chưa biết
1. Khâu nguyên liệu và sơ chế (Upstream) (I-III)

Nhóm Upstream bao gồm các công ty chuyên trồng, khai thác mủ cao su đồng thời sơ chế mủ cao su. Các công ty lớn trong nhóm Upstream này bao gồm Tổng công ty cao su Đồng Nai, Cao su Dầu Tiếng, Cao su Phú Riềng, 5 doanh nghiệp cao su thiên nhiên niêm yết GVR, PHR, DPR, TRC, HRC,…

2. Khâu phân phối, giao dịch thương mại (Midstream)

Nhóm này hoạt động theo 2 hình thức cơ bản: (1) Các công ty khai thác và sơ chế mủ cao su bán trực tiếp đến khách hàng nội địa hoặc xuất khẩu (Dầu Tiếng, Đồng Nai, GVR PHR, DPR, TRC, HAGL,…); (2) Tập hợp các công ty thương mại chuyên thu mua cao su sơ chế để xuất khẩu nhằm hưởng chênh lệch giá. Với đặc thù chỉ làm thương mại, các doanh nghiệp thuộc nhóm (2) sẽ gặp rủi ro lớn nhất đó là việc không sở hữu vườn cao su dẫn đến phụ thuộc hoàn toàn theo thị trường. Lợi nhuận không ổn định.

3. Khâu sản xuất công nghiệp (Downstream) (III-V)

Cao su thiên nhiên (CSTN) được thu mua làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm công nghiệp. Hiện tại của Việt Nam chủ yếu dùng cho sản xuất săm lốp (chiếm 60-70% sản lượng), còn lại thuộc về nhóm găng tay y tế, gối nệm, băng tải,...Các doanh nghiệp cao su hoạt động trong khâu sản xuất Downstream hiện đang niêm yết: GVR, DRC, DPR, CSM, SRC.

Từ đặc điểm của cây cao su, nước ta tự chủ về Vùng nguyên vật liệu và có hiệu suất khai thác cao. Tuy nhiên Diện tích khai thác mủ cao su tự chủ của doanh nghiệp tác động trực tiếp vào biên lợi nhuận.

Với cơ chế giá mua, giá bán của VRG thì những doanh nghiệp trong lĩnh vực cao su đều có mức biên lợi nhuận ổn định đồng thời sẽ được hưởng lợi từ việc giá cao su thế giới tăng.

Doanh nghiệp hoạt động trong mỗi khâu khác nhau đều có mô hình hoạt động khác nhau, điều này dẫn đến sự khác nhau về đặc điểm cạnh tranh và Biên lợi nhuận gộp.

Có thể thấy các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành cao su đều bị tác động phần lớn bởi 3 yếu tố: Mô hình hoạt động kinh doanh, diện tích khai thác tự chủ và Giá cao su thế giới. Chính vì vậy, nhà đầu tư khi nghiên cứu ngành cao su nên theo dõi biến động giá cao su thế giới và hiểu rõ Mô hình hoạt động doanh nghiệp

II. Câu chuyện về nghành cao su
1. Ngành cao su thiên nhiên thế giới: Dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố bất thường và bước vào giai đoạn thiếu hụt nguồn cung.

- Sau giai đoạn cân bằng cung cầu trong nửa cuối thập kỷ 2010-2020, thiếu hụt nguồn cung cao su thiên nhiên đã manh nha xuất hiện từ năm 2021 và trở lại vào năm 2023. Theo nhận định và ước tính của PHS, tình trạng thiếu hụt có thể tiếp tục trong năm 24F-25F khi thị trường toàn cầu chứng kiến sự thâm hụt khoảng 600-800 nghìn tấn mỗi năm. Sự thâm hụt này đến từ:

- Tiêu thụ cao su thiên nhiên trên toàn cầu có thể duy trì tốc độ tăng trưởng từ 4%-6% mỗi năm, nhờ vào sự phục hồi của ngành sản xuất ô tô và lốp xe toàn cầu, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc.

- Trong khi đó, tăng trưởng về nguồn cung sẽ bị hạn chế với mức tăng trưởng nhẹ, bình quân khoảng 1%-3% mỗi năm. Nguyên nhân là do dịch bệnh lá cùng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt khi 2024 là năm đặc biệt của pha chuyển giao giữa El-Nino & La-Nina. Thêm vào đó, nguồn cung cũng đã giảm đáng kể khi các hộ kinh doanh chuyển sang trồng các cây công nghiệp khác trong giai đoạn giá cao su giảm mạnh thời gian qua.

2. Ngành cao su thiên nhiên Việt Nam: Bước vào thời điểm chín muồi và câu chuyện chuyển đổi đất giai đoạn 24F-30F

- Triển vọng tăng trưởng dành cho các doanh nghiệp ngành cao su vẫn đang rất tích cực trong cả ngắn hạn và trung hạn, động lực sẽ đến từ 02 yếu tố sau:

- Hoạt động kinh doanh cốt lõi: Tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng tăng giá bán và khả năng tăng thị phần xuất khẩu khi các thị trường khác phải đối mặt với sự thiếu hụt cung trong giai đoạn 24F/25F. Ngoài ra, với các doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận Quản lý rừng bền vững VFCO/PEFC sẽ có lợi thế rất lớn trong việc cung cấp vật liệu, sản phẩm cho các nhà sản xuất tại thị trường EU khi Đạo luật chống phá rừng EUDR có hiệu lực từ năm 2025

- Hoạt động kinh doanh khác: Các doanh nghiệp sở hữu quỹ đất trong quy hoạch chuyển đổi sẽ được hưởng lợi từ việc bồi thường đất hoặc phát triển mảng kinh doanh Bất động sản khu công nghiệp. Chúng tôi cho rằng với các chủ trương phát triển ngành đã có sự thống nhất, đồng bộ từ các cấp:

· Bộ Nông nghiệp & PT Nông thôn với Quyết định số 431/QĐ-BNNTT về “Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030”

· Quyết định số 326/QD-TTg về Phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

· Quy hoạch các tỉnh giai đoạn 2021-2030 đã được chấp thuận và triển khai trong giai đoạn tới.

ð Sẽ giúp cho việc chuyển đổi được thực hiện nhanh chóng và thuậnlợi hơn trong giai đoạn 2024F-2030F

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
28.15 +0.70 (+2.55%)
57.20 +1.30 (+2.33%)
30.90 -0.30 (-0.96%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả