24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Chung Ngọc Mai Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ngành phân bón và triển vọng của cổ phiếu DCM

Năm 2020, Việt Nam đã phải đối diện với làn sóng lây lan dịch bệnh Covid-19. Mặc dù vậy nhờ các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả từ Chính phủ và sự hợp tác của người dân, dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát.

Không có nhà máy sản xuất phân bón nội địa nào phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động. Cùng với đó, phân bón được Chính phủ xếp vào nhóm hàng hóa thiết yếu, do đó, chuỗi cung ứng phân bón trong nước không bị gián đoạn vì vấn đề dịch bệnh.

Sản lượng phân Urê nội địa 2020 đạt 2,37 triệu tấn, tăng 4,2% so với năm 2019. Sản xuất phân NPK năm 2020 đạt 2,93 triệu tấn, giảm 12,1% so với năm 2019. Sản lượng suy giảm ở cả khối doanh nghiệp NPK vừa và nhỏ và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), trong đó NPK của Vinachem giảm thấp hơn với 11,3%YoY. Sản xuất phân DAP năm 2020 đạt 388 nghìn tấn, tăng 9,4% so với năm 2019.

Nhập khẩu suy giảm năm thứ 3 liên tiếp

Trong năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 118,6 nghìn tấn phân bón với giá trị 111,7 triệu USD, giảm 9,4% so với năm 2019. Đây là năm thứ 3 nhập khẩu phân bón vào Việt Nam suy giảm. Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 41,74% trong tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước và chiếm 38,73% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước

Tiêu thụ chịu ảnh hưởng bởi thời tiết ENSO

Năm 2020 ghi nhận sự trở lại của hiện tượng thời tiết ENSO, trong đó trạng thái EL Nino (thời tiết khô hạn) xuất hiện nửa đầu năm khiến thời tiết khô hạn ở hầu hết các khu vực canh tác chính, đặc biệt là hạn hán ở Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở ĐBSCL. Trong nửa cuối năm 2020, khi trạng thái La Nina mạnh dần lên vào cuối năm (thời điểm diễn ra mùa mưa) khiến lũ lụt kéo dài ở khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ gây thiệt hại cho canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, khu vực ĐBSCL ít bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, cùng với sự tăng giá các loại nông sản giúp người nông dân có điều kiện để đầu tư cho phân bón, tiêu thụ phân bón phục hồi trong vụ Đông - Xuân 2020/21.

Trước những tác động tiêu cực của thời tiết, tiêu thụ phân bón cả nước năm 2020 ước đạt 9,73 triệu tấn, giảm khoảng 5,9% so với năm 2019. Trong đó, tiêu thụ phân NPK, Urê và DAP dự kiến giảm mạnh nhất, lần lượt giảm 6%Yoy, 8%YoY và 10%YoY. Nhu cầu giảm chủ yếu tại khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ.

Ngành phân bón và triển vọng của cổ phiếu DCM
Ngành phân bón và triển vọng của cổ phiếu DCM
Ngành phân bón và triển vọng của cổ phiếu DCM

Nhu cầu phân bón dự báo tăng trưởng nhẹ trong năm 2021

Theo AgroMonitor dự báo, tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón của cả nước trong năm 2021 sẽ tăng khoảng 5,5% so với năm 2020, đạt khoảng 10,3 triệu tấn. Trong đó, hầu hết các loại phân bón đều ghi nhận tiêu thụ tăng trưởng như phân DAP (+12%), phân lân (+8,7%) và phân NPK (+4,6%). Tiêu thụ phân Urê và Kali dự báo ổn định, tăng trưởng lần lượt 0,5% và 2,4% so với năm 2020.

Hiện trồng lúa vẫn là lĩnh vực tiêu thụ phân bón nhiều nhất tại Việt Nam. Trong năm 2021, giá gạo thế giới năm 2021 dự kiến đạt mức trung bình 498 USD/tấn, cao hơn 21,8% so với mức trung bình 5 năm từ 2016 – 2020. Việc giá gạo tăng cao sẽ thúc đẩy nhu cầu phân bón sự dụng cho cây nông nghiệp này.

Dự báo tổng nhu cầu phân bón năm 2021 tại Đồng bằng sông Cửu Long (khu vực tiêu thụ phân bón lớn nhất cả nước) sẽ hồi phục khoảng 4 - 6% so với cùng kỳ; trong đó, chủ yếu tăng tiêu thụ phân DAP, NPK và các chủng loại khác như phân lân, phân bón hữu cơ.

Ngành phân bón và triển vọng của cổ phiếu DCM

Giá phân bón tăng mạnh thúc đẩy kết quả kinh doanh

Từ Q2/2020 giá phân bón đã có dấu hiệu tạo đáy và phục hồi dần về cuối năm. Nhu cầu lương thực tăng cao trên toàn thế giới, nhất là Trung Quốc. Trong khi, nguồn cung không đáp ứng kịp thời tạo ra khan hiếm lương thực, đẩy giá lương thực tăng cao. Dẫn đến nhu cầu phân bón tăng mạnh để thúc đẩy sản xuất lương thực trên thế giới. Cùng với đó cước tàu và container tăng chóng mặt từ nửa cuối năm 2020 tới nay cũng góp phẩn đẩy giá phân bón thế giới tăng cao

Tại thị trường trong nước, phân bón DAP, Ure, NPK đều tăng mạnh, đặc biệt trong thời gian những tháng đầu năm 2021, phân Ure tăng tới 37% ở đồng bằng sông Cửu Long, giá DAP mới chỉ cung cấp được 30 – 35%, còn lại nhập khẩu cũng đang bị khan khiếm hàng. Chúng tôi cho rằng sự tăng giá mạnh mẽ của giá phân bón sẽ thúc đẩy doanh thu cũng như biên lãi gộp của doanh nghiệp trong ngành, từ đó dẫn đến sự gia tăng của lợi nhuận. Mặc dù vậy chúng tôi lưu ý về giá khí đầu vào, nguyên liệu chính để sản xuất phân bón, và có mối tương quan cùng chiều với giá dầu đang tăng mạnh thời gian qua sẽ ảnh hưởng tới biên lãi gộp của ngành.

Ngành phân bón và triển vọng của cổ phiếu DCM
Ngành phân bón và triển vọng của cổ phiếu DCM

Kỳ vọng chính sách thuế GTGT sớm được thông qua

Từ năm 2015 đến nay, phân bón được chuyển từ diện chịu thuế GTGT 5% sang không chịu thuế GTGT theo Luật 71/2014/QH13 đã khiến các doanh nghiệp sản xuất nội địa không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, làm tăng giá thành sản xuất. Điều này đã tạo điều kiện cho phân bón nhập khẩu tràn vào Việt Nam với lợi thế cạnh tranh cao hơn sản phẩm nội địa.

Ngày 28/10/2020, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị quyết số 159/NQ-CP thông qua hồ sơ trình Quốc hội về Dự án Nghị quyết thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón (Chi tiết tờ trình và dự thảo Nghị quyết). Theo đó, mặt hàng phân bón có thể được chuyển từ diện không chịu thuế GTGT sang chịu thuế GTGT với thuế suất 5%. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, nghị quyết vẫn chưa được thông qua và cần thêm thời gian chờ đợi. Nếu nghị quyết được thông qua sẽ giúp cải thiện mạnh mẽ lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.

Cổ phiếu cần quan tâm

DCM – nhà sản xuất URE lớn nhất cả nước

KQKD 2020 tích cực. DCM đạt doanh thu 7.563 tỷ (+7,4%) và LNST 664 tỷ (+55,8%YoY). Từ tháng 2/20, DCM thay đổi công thức tính giá khí đầu vào. Theo đó, 90% lượng tiêu thụ khí đốt tính theo giá MFO và 10% tính theo giá dầu Brent. Nhờ đó, khi giá dầu suy giảm mạnh năm 2020, chi phí khí đốt của DCM giảm 22% so với cùng kỳ xuống còn 4,6 USD/MMBTU. Biên lãi gộp trong năm cải thiện 3 điểm phần trăm lên 17%. Đây là nguyên nhân chính thúc đẩy LNST của DCM tăng mạnh.

Nhà máy NPK bắt đầu hoạt động từ năm 2021. Nhà máy có công suất sản xuất 300.000 tấn/năm sử dụng công nghệ Ure nóng chảy giúp tạo lợi thế về giá bán và chất lượng sản phẩm.

Ngành phân bón và triển vọng của cổ phiếu DCM

Đẩy mạnh thị trường xuất khẩu trong bối cảnh cạnh tranh trong nước tăng cao. Tổng công suất phân Urê trong nước lên tới 2,66 triệu tấn, trong khi nhu cầu chỉ ổn định ở mức 2,5 triệu tấn, dẫn tới việc dư thừa công suất. Do đó DCM đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và cũng là doanh nghiệp đầu tiên trong nước có đơn hàng xuất khẩu. Năm 2020, giá trị xuất khẩu Ure của công ty đạt 1.631 tỷ, tăng 47.3%YoY. Tỷ trọng xuất khẩu Ure theo đó cũng tăng lên mức 27,1% so với 19,9% của năm 2019.

Ngành phân bón và triển vọng của cổ phiếu DCM

Theo dữ liệu từ Agromonitor, giá bán đạm Cà Mau trong nước trung bình tháng 2 đã tăng 24% so với trung bình Q4/2020, 27% so với tháng 2/2020 và 28% so với trung bình cả năm 2020. Trong khi đó, Giá khí đầu vào sản xuất đạm đang phục hồi nhanh nhưng nhờ tỷ trọng chi phí khí trong giá thành của Đạm Cà Mau (DCM) không quá cao, tác động bất lợi sẽ được giới hạn một phần. Vì vậy KQKD của công ty dự báo sẽ có sự đột phá trong Q1.21.

Ngành phân bón và triển vọng của cổ phiếu DCM

Hưởng lợi nếu thuế VAT được thông qua. Theo DCM, trong cơ cấu giá thành của công ty, thuế GTGT không được khấu trừ ước tính 300 - 400 tỷ đồng/năm. Nếu áp lại mức thuế GTGT đầu ra là 5%, DCM sẽ tiết giảm chi phí được khoảng 160 tỷ đồng/năm.

Nhà đầu tư cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị vui lòng liên hệ : Mrs. Chung Ngọc Mai - Leader & Administrator FIN68. Mobile/zalo: 0989646302

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
38.05 +0.35 (+0.93%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Chung Ngọc Mai Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả