menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ngọc Diệp

Ngành phân bón: Giá phân bón tăng cao, cơ hội và rủi ro trên TTCK

Tới tháng 9/2021, giá tất cả các loại phân bón đều đã tăng rất mạnh kể từ đáy hồi tháng 5/2020, trong đó giá phân DAP tăng 125%, giá phân Urea tăng 121%, giá phân lân tăng 130%. Đây là nguyên nhân chính giúp các doanh nghiệp phân bón có kết quả kinh doanh rất tốt trong 6 tháng đầu năm.

1. CẬP NHẬT DIỄN BIẾN GIÁ PHÂN BÓN VÀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG

Agriseco Research cho rằng giá phân bón trong xu hướng tăng mạnh từ giữa năm 2020 tới hiện giờ do những nguyên nhân sau:

Nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất các loại phân bón đã có sự tăng giá mạnh lưu huỳnh, khí thiên nhiên hay than do sự đứt gãy nguồn cung bởi tác động của dịch bệnh Covid. Bên cạnh đó, cước vận tải biển tăng rất mạnh trong thời gian vừa qua đã đẩy chi phí sản xuất các loại phân bón tăng cao.

Ngành phân bón: Giá phân bón tăng cao, cơ hội và rủi ro trên TTCK

Trong năm 2020 dưới tác động của việc giá phân bón giảm sâu, lượng cung trên thế giới có sự sụt giảm. Tuy nhiên sau đó nhu cầu phân bón trên thế giới phục hồi quá nhanh khi các nền kinh tế mở cửa trở lại và đẩy mạnh tích trữ lương thực dẫn đến tình trạng cung không kịp đáp ứng.

Trung Quốc đã có những chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa, trong bối cảnh Trung Quốc luôn chiếm khoảng 40%-50% tổng lượng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam, điều này đã làm cho giá phân bón cả quốc tế lẫn trong nước tăng cao.

Ngành phân bón: Giá phân bón tăng cao, cơ hội và rủi ro trên TTCK

2. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH PHÂN BÓN

Chuỗi giá trị ngành phân bón

Ngành phân bón: Giá phân bón tăng cao, cơ hội và rủi ro trên TTCK

Vùng nguyên liệu

Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất phân bón ở Việt Nam có thể sản xuất được và cung ứng ra thị trường các loại phân Urea, phân lân, phân NPK, phân DAP và MAP. Tuy nhiên đối với phân đạm SA và phân Kali, do hạn chế nguồn cung Quặng bồ tạt – magie trong nước nên toàn bộ phải nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu trong nước và làm nguyên liệu để sản xuất phân phức hợp NPK.

Phân Ure: có 2 nguồn nguyên liệu chính đó là khí và than. Nguồn nguyên liệu than dần trở nên kém phổ biến hơn bởi nó tác động tiêu cực tới môi trường. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất phân đạm sử dụng nguyên liệu than như Đạm Hà Bắc (DHB); Đạm Ninh Bình tập trung ở miền Bắc bởi khu vực đó có các mỏ than lớn. Các doanh nghiệp sản xuất phân đạm sử dụng nguyên liệu khí tập trung ở miền Nam như Đạm Phú Mỹ (DPM); Đạm Cà Mau (DCM), nơi có các mỏ khí tự nhiên. Các doanh nghiệp sản xuất phân đạm sử dụng nguyên liệu khí tự nhiên như Đạm Phú Mỹ (DPM) hay Đạm Cà Mau (DCM) đều là công ty con của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam bởi vậy sẽ có những lợi thế nhất định đối với nguyên liệu đầu vào.

Phân lân: nguồn nguyên liệu chính là mỏ quặng Apatit ở phía Tây Bắc và lưu huỳnh. Quặng Apatit hiện nay thuộc sự quản lý và khai thác của tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS), nhà sản xuất phân lân hàng đầu Việt Nam, là công ty con của Vinachem, được đảm bảo nguồn cung đá phốt phát. Lưu huỳnh chủ yếu được nhập khẩu để phục vụ sản xuất.

Phân Kali: nguồn nguyên liệu để sản xuất phân Kali là quặng Bồ tạt – Magie thì hiện nay Việt Nam không có trữ lượng mỏ quặng, vậy nên toàn bộ phân Kali đang được nhập khẩu từ các nước trên thế giới như Trung Quốc, Nga.

Phân phức hợp NPK: là phân phức hợp gồm cả 3 nguyên tố hóa học là N, P, K cung cấp cho cây trồng. Nguyên liệu đầu vào để sản xuất NPK là các loại phân đơn kể trên.

Sản xuất

Theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng sản xuất phân bón vô cơ các loại đạt 4,69 triệu tấn, tăng 11,7% so với năm 2020. Tổng lượng phân bón nhập khẩu là 2,31 triệu tấn, lượng phân bón xuất khẩu đạt 667.000 tấn, tăng lần lượt 15% và 44,7% svck. (Công suất một số nhà máy sản xuất phân bón lớn ở Việt Nam: Phụ lục Công suất nhà máy)

Các số liệu có mức tăng đáng kể svck là do mức nền thấp năm 2020 bởi tác động của đại dịch Covid 19. Trong năm nay nhiều quốc gia đã bắt đầu mở cửa và nền kinh tế hồi phục cũng dẫn đến các nhà máy hoạt động với công suất cao hơn để phục vụ nhu cầu cả trong và ngoài nước.

Tiêu thụ

Ngành phân bón: Giá phân bón tăng cao, cơ hội và rủi ro trên TTCK

Ngành phân bón Việt Nam đã trải qua thời kỳ tăng trưởng bùng nổ từ những năm 1990 tới năm 2000 với CAGR đạt trên 10%/năm. Trong những năm gần đây do diện tích đất canh tác đã đạt đỉnh và bắt đầu sụt giảm khiến cho nhu cầu phân bón chững lại, trong giai đoạn 2010-2020, CAGR chỉ đạt khoảng 2-2,5%/năm, trong đó năm 2020 chỉ tăng trưởng 0,11% do tác động của dịch Covid.

Gần đây, xu hướng sử dụng các sản phẩm phân bón vi sinh, phân bón hữu cơ càng ngày càng trở nên phổ biến thay cho phân bón hóa học nhằm chống suy thoái đất, bảo vệ môi trường và an toàn cho sức khỏe con người. Tuy nhiên phân bón hữu cơ có những điểm yếu là khó cơ giới hóa sản xuất theo quy mô lớn và chủ yếu phân hữu cơ hiện nay cho năng suất khá thấp so với phân hóa học nên vẫn chưa có niềm tin của bà con nông dân.

Ngành phân bón: Giá phân bón tăng cao, cơ hội và rủi ro trên TTCK
Ngành phân bón: Giá phân bón tăng cao, cơ hội và rủi ro trên TTCK

Một trong những đầu ra rất quan trọng với phân bón ở thị trường Việt Nam là sản xuất lúa gạo, mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên thì giá gạo sau đà tăng kể từ năm 2020 lại có sự sụt giảm mạnh về mức thấp nhất trong vòng gần 2 năm, sản lượng xuất khẩu gạo 8T/2021 cũng có sự sụt giảm mạnh svck là những yếu tố tiêu cực có thể tác động làm giảm nhu cầu phân bón của bà con nông dân.

3. NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG GIÁ PHÂN BÓN CUỐI NĂM 2021 VÀ 2022

Đà tăng giá nguyên vật liệu sẽ dừng lại hay tiếp tục gia tăng?

Trong sản xuất phân đạm, khí thiên nhiên và than là 2 nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu. Kể từ sau khi sụt giảm xuống vùng đáy năm 2020, giá khí thiên nhiên và giá than đều đã bật tăng rất mạnh bởi nỗi lo ngại về nguồn cung sụt giảm không đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng để tái thiết nền kinh tế một cách mạnh mẽ.

Ngành phân bón: Giá phân bón tăng cao, cơ hội và rủi ro trên TTCK
Ngành phân bón: Giá phân bón tăng cao, cơ hội và rủi ro trên TTCK

Với khí thiên nhiên, Agriseco Research cho rằng đà tăng sẽ tiếp diễn vào khi mùa đông tới, các nước có nhu cầu tiêu thụ khí đốt cao hơn trong bối cảnh lượng dự trữ khí đang sụt giảm. Theo cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), dự trữ tính đến ngày 13/8 ở mức 2.776 Bcf, thấp hơn khoảng 17% svck.

Với than, Trung Quốc hiện nay đang là nhà sản xuất và xuất khẩu than hàng đầu thế giới. Với cam kết về biến đổi khí hậu, Trung Quốc có những kế hoạch để cắt giảm sản lượng khai thác và sản xuất than. Điều này có thể khiến giá than duy trì ở mức cao bởi nỗi lo không đáp ứng được nhu cầu tăng lên khi nền kinh tế thế giới đang hồi phục sau đại dịch.

Giá phân bón và những tác động tới thị trường

Trung Quốc đã có những chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa, điều này đã làm cho giá phân bón tiếp tục tăng cao, tuy nhiên có thể yếu tố này chỉ duy trì trong ngắn hạn đến khi cung cầu trở nên bình ổn. Đây cũng là một tin mừng cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón Việt Nam khi mà Trung Quốc luôn chiếm trên 40% tổng lượng phân bón nhập khẩu, những nhà sản xuất nội địa như DPM, DCM hay BFC có thể cải thiện được thị phần trong nước và tăng sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu ra các nước khác trên thế giới.

Ngành phân bón: Giá phân bón tăng cao, cơ hội và rủi ro trên TTCK

Hai yếu tố chính hỗ trợ đà tăng giá phân bón là (1) Sự tăng giá nguyên vật liệu đầu vào và (2) Trong ngắn hạn, chuỗi cung ứng đứt gãy và chính sách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc khiến cung đang chưa đáp ứng được nhu cầu hồi phục sau đại dịch. Tuy nhiên Agriseco Research nhận định giá nguyên vật liệu nếu tiếp tục tăng mạnh sẽ là một yếu tố bất lợi tới biên lợi nhuận khi ngành nghề có tính cạnh tranh cao như phân bón thì sẽ khó khăn nếu tiếp tục đẩy cao giá bán. Vì vậy cần theo dõi 2 yếu tố trên để đánh giá các cơ hội đầu tư trong ngành phân bón.

4. TRIỂN VỌNG NGÀNH PHÂN BÓN

Kỳ vọng kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2021

Giá phân bón có thể sẽ chững lại đà tăng nóng nhưng tiếp tục duy trì ở mức cao trong phần còn lại của năm 2021 và 2022 bởi các nguyên nhân sau (1) giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí cước vận tải vẫn sẽ duy trì ở mức cao (2) chính sách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước (3) nhu cầu tích trữ lương thực gia tăng hậu đại dịch Covid 19 để đảm bảo an ninh lương thực

Ngành phân bón: Giá phân bón tăng cao, cơ hội và rủi ro trên TTCK
Ngành phân bón: Giá phân bón tăng cao, cơ hội và rủi ro trên TTCK

Triển vọng ngành:

Cơ hội

Nhu cầu tăng cao, phục hồi sản xuất nông nghiệp sau khi dịch bệnh được kiểm soát và đặc biệt khi bước vào vụ lúa Đông Xuân.

Kỳ vọng chính sách thuế GTGT sửa đổi: Nội dung sửa đổi thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón (dự kiến 5%) đã được tổng hợp trong dự thảo luật thuế GTGT. Khi dự thảo được thông, các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ được hoàn thuế GTGT đầu vào, giúp giảm giá vốn hàng bán và cải thiện biên lợi nhuận, trong đó các doanh nghiệp sản xuất phân Urea sẽ được hưởng lợi nhiều nhất do chênh lệch thuế giữa đầu vào và đầu ra lớn.

Chính sách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng thị phần trong nước cũng như xuất khẩu.

Ngành phân bón: Giá phân bón tăng cao, cơ hội và rủi ro trên TTCK
Ngành phân bón: Giá phân bón tăng cao, cơ hội và rủi ro trên TTCK

Rủi ro

Tình trạng giá phân bón tăng mạnh có thể ảnh hưởng tới các hộ nông dân và ngành nông nghiệp nói chung, có thể sẽ có những biện pháp nhằm bình ổn giá phân bón trên thị trường.

Một trong những đầu ra rất quan trọng với phân bón ở thị trường Việt Nam là sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên thì giá gạo sau đà tăng kể từ năm 2020 lại có sự sụt giảm về mức thấp nhất trong vòng gần 2 năm, điều này có thể tác động tiêu cực lên nhu cầu phân bón.

Về dài hạn, FAO dự báo rằng nhu cầu chỉ tăng trưởng với CAGR là 1% trong giai đoạn 2022-2026. Diện tích đất nông nghiệp cũng đã đạt đỉnh và đang có xu hướng giảm, xu thế phân hữu cơ, phân vi sinh có lợi cho môi trường sẽ ngày càng phổ biến

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả