Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) mối quan hệ mật thiết với Vạn Thịnh Phát
Trong 24h qua từ khóa Vạn Thịnh Phát (VTP Group) của nữ doanh nhân người Việt gốc Hoa (Trương Mỹ Lan) liên tục nằm top tìm kiếm trên khắp các diễn đàn và mạng xã hội Việt Nam.
Thực tế, việc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan bị cơ quan thanh tra gọi tên như trong các kết luận này không phải là lần đầu tiên.
Trước đó, Vạn Thịnh Phát cũng từng được dư luận quan tâm vì dính lùm xùm “bảo lãnh” tại một ngân hàng được cho là có mối quan hệ tín dụng thân thiết cho khoản chi vay dự án. Ngân hàng được nhắc đến ở đây là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vì mối quan hệ mật thiết với bà Trương Mỹ Lan.
SCB cũng là ngân hàng thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu theo hình tức hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém gồm ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng SCB vào cuối năm 2011, theo thông tin trên báo Nhà đầu tư.
Đáng chú ý, Vạn Thịnh Phát và bản thân doanh nhân Trương Mỹ Lan đã được nhắc đến nhiều và được cho là nhóm cổ đông chính của ngân hàng nêu trên.
Ngân hàng SCB liên tục bổ nhiệm nhân sự, điều này có mối liên quan mật thiết với tập đoàn Vạn Thịnh Phát của vợ chồng nữ đại gia bất động sản Trương Mỹ Lan và Chu Nap Kee Eric.
Sau thông tin ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm CEO Chứng khoán Tân Việt (TVSI), bất ngờ qua đời ở nhà riêng do ‘đột quỵ’ các tin tức liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Chứng khoán Tân Việt, Viva Land và Ngân hàng hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) xuất hiện với tần suất dày đặc.
Ông Nguyễn Tiến Thành cũng chính là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, Phó Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Ông Nguyễn Tiến Thành cũng đồng thời là thành viên HĐQT độc lập Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) từ tháng 4 năm 2017.
Chỉ trong vòng 3 tháng gần đây, Ngân hàng SCB đã liên tục miễn nhiệm và bổ nhiệm nhiều nhân sự cấp cao thuộc ban điều hành.
+ Điển hình như ngày 12/08/2022, Ngân hàng đã miễn nhiệm chức danh Quyền Tổng Giám đốc của ông Trương Khánh Hoàng. Ông Hoàng ngồi ghế Quyền CEO của SCB chỉ khoảng 15 tháng.
Đáng chú ý, trước khi ông Hoàng làm Quyền Tổng giám đốc, SCB đã thay tổng giám đốc đến 3 lần…chỉ trong vòng 10 tháng (lần lượt là ông Võ Tấn Hoàng Văn, ông Hoàng Minh Hoàn, rồi đến ông Chen Yi-Chung - tức Jeremy Chen).
+ Sau thời khi miễn nhiệm ông Hoàng, SCB bổ nhiệm ông Diệp Bảo Châu làm Phó Tổng giám đốc phụ trách. Tuy nhiên, tới ngày 30/08, SCB tiếp tục bổ nhiệm ông Trương Ngọc Lũy vào vị trí Phó Tổng Giám đốc.
+ Ngày 15/09/2022, bà Trần Thị Mỹ Dung bị miễn nhiệm khỏi vị trí Phó Tổng Giám đốc của SCB. Theo đó, bà Dung thực hiện nhiệm vụ mới theo sự phân công của lãnh đạo Ngân hàng SCB.
Bà Nguyễn Kim Hằng được bổ nhiệm làm Kế Toán trưởng của Ngân hàng. Cũng trong tháng 9, SCB liên tiếp bổ nhiệm thêm 3 phó tổng giám đốc khác là ông Bùi Nhân, ông Hoàng Minh Hoàn và bà Đặng Thị Bảo Châu. Mới nhất, ngày 4/10, SCB đã bổ nhiệm ông Đoàn Trung Kiên vào vị trí Phó Tổng Giám đốc.
Chỉ tính từ tháng 8 đến nay, Ngân hàng SCB liên tục ghi nhận biến động nhân sự khi liên tiếp bổ nhiệm tới 6 Phó Tổng giám đốc.
Cũng liên quan đến ngân hàng SCB, câu chuyện dở khóc dở cười liên quan đến tên gọi Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) khiến ngân hàng này phải phát đi thông báo đính chính về tên gọi giữa hai ngân hàng:
"Hiện trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin về Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) dẫn đến một số người dân rút tiền trước hạn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường