Một lúc chơi 2 vụ lớn, cuộc đua mới của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang
Sau thương vụ Masan-Vingroup, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang thêm một lần nữa nổi bật với những thương vụ tỷ USD. Sự mở rộng của Masan sắp tới có thể mang tới một cuộc đua thú vị giữa các tỷ phú Việt, đứng đầu là ông Phạm Nhật Vượng.
CTCP Masan MeatLife (MML) vừa công bố sẽ đăng ký giao dịch hơn 324 triệu cổ phiếu trên sàn UPCom vào ngày 9/12 với giá tham chiếu là 80.000 đồng/cp, tương ứng mức vốn hóa khởi điểm gần 26 ngàn tỷ USD 26.000 tỷ đồng (1,1 tỷ USD).
Quy mô vốn có thể tăng vọt thêm hàng trăm triệu USD nếu giá cổ phiếu MML tăng hết biên độ trong phiên chào sàn.
Masan MeatLife là công ty con của Tập đoàn Masan của tỷ phú USD Nguyễn Đăng Quang. Cơ cấu cổ đông MML là 91,68% cổ đông trong nước và 8,32% cổ đông ngoại.
Tập đoàn Masan (MSN) của ông Nguyễn Đăng Quang hiện nắm giữ 79,32% cổ phần MML, Công ty TNHH Tầm nhìn Masan (cũng thuộc MSN) nắm giữ 7,95% cổ phần và Consumer Meat II Pte.Ltd nắm 7,14% cổ phần.
Masan MeatLife tiền thân là Masan Nutri-science (MNS) và đổi tên vào tháng 7/2019 với định hướng chuyển đổi từ công ty chuyên về thức ăn chăn nuôi thành công ty theo mô hình hàng tiêu dùng cung cấp sản phẩm thịt có thương hiệu.
Sự xuất hiện của Masan MeatLife cũng được xem là một tín hiệu tốt cho cộng đồng doanh nghiệp Việt trong cuộc chiến ngay trên thị trường nội địa với các tỷ phú trong khu vực, ngay ở những lĩnh vực thế mạnh như nông nghiệp.
Cách đây hơn thập kỷ, người Thái đã xuất hiện. Tập đoàn Charoen Pokphand Group (C.P Group) của tỷ phú Thái Chearavanont đã khuấy đảo thị trường nông nghiệp Việt Nam, từ thức ăn chăn nuôi cho tới giết mổ lợn hơi, gà, trứng và các sản phẩm chế biến…
Sau một thập kỷ chờ thời, Masan của ông Quang đã có một sự ra mắt ấn tượng trong cuộc đua trong mảng lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thịt lợn trị giá 10 tỷ USD. Sau 4 năm thành lập, Masan MeatLife đã có mặt trên thị trường và chỉ vài tháng ra mắt, doanh nghiệp này đã có doanh thu đã đạt vài chục tỷ đồng mỗi tháng và sẽ dự kiến sẽ đạt 100 tỷ đồng trong tháng 12/2019 và sẽ tăng vọt trong tháng Tết Nguyên đán sắp tới.
Quy mô hệ thống phân phối cũng tăng gấp hơn 10 lần lên gần 500 đơn vị sau chỉ vài tháng. Hệ thống này sẽ tăng vọt sau thương vụ kỷ lục vừa qua.
Hôm 3/12, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang đã gây chấn động thị trường với cú sáp nhập mảng bán lẻ và nông nghiệp của Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng để tạo ra một đế chế bán lẻ-tiêu dùng tỷ USD tại Việt Nam.
Các ông lớn Việt hợp tác, cuộc đua trên bảng xếp hạng giàu nhất ngày càng mạnh mẽ.
Vingroup-Masan được xem có thể là thương vụ M&A lớn nhất trong năm 2019 bởi quy mô riêng mảng bán lẻ VinCommerce với khoảng 2.600 cửa hàng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã được khối ngoại mua bán giao dịch với mức giá lên tới 3 tỷ USD.
Thương vụ hợp tác này được xem là cơ hội lớn cho một tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng nhanh Masan của tiến sĩ Nguyễn Đăng Quang và cũng là một cú huých giúp sức mạnh của các ông lớn bán lẻ của Việt Nam tăng lên đáng kể, trước làn sóng xâm nhập lớn chưa từng có của các NĐT nước ngoài.
Chuỗi bán lẻ của Vingroup hiện đang có lãi và có độ phủ lớn nhất Việt Nam với gần hơn 100 siêu thị, 2.500 cửa hàng Vinmart/Vinmart+ ở khắp các tình thành trên cả nước. Đối với một doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh FMCG như Masan việc sở hữu thêm chuỗi phân phối được coi như hoàn thiện mắt xích cuối cùng trong khâu sản xuất - chế biến - phân phối.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận