Lựa chọn cổ phiếu nào trong thời kỳ lạm phát!
Cuối năm 2022 áp lực lạm phát sẽ rõ ràng hơn
Lạm phát bắt đầu có dấu hiệu tăng tốc khi CPI tăng 3,4% so với cùng kỳ vào tháng 6, từ mức 2,86% trong tháng 5. Số liệu CPI mới nhất tháng 7 tăng 0,4% so với tháng 6 và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước.
Giá xăng dầu neo cao là nguyên nhân chính khiến “sức nóng” lạm phát tỏa ra mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu và ở trong nước. Ngoài ra, lạm phát còn chịu ảnh hưởng bởi nhóm hàng hàng lương thực, thực phẩm – nhóm có trọng số lớn trong rổ tính CPI.
Theo Tổng cục Thống kê, tại Việt Nam, việc sản xuất và cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm luôn được đảm bảo. Nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, đáp ứng nhu cầu của người dân nên thời gian qua giá cả tương đối ổn định.
“Tuy nhiên, việc thế giới có nguy cơ đối diện với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu sẽ tạo áp lực lên tiêu dùng trong nước”, đại diện Tổng cục Thống kê nhận định.
Lạm phát ảnh hưởng đến Thị trường chứng khoán như thế nào?
Theo SSI Research, sức ép của lạm phát và xu hướng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới nhằm kiềm chế lạm phát đã khiến hầu hết các thị trường chứng khoán lớn đều đi xuống trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể, chỉ số S&P 500 (TTCK Mỹ) giảm 19,9%, chỉ số Stoxx600 (TTCK Châu Âu) giảm 16,2%. Riêng 2 chỉ số MSCI Asia Pacific và MSCI EM cũng mất lần lượt 17,3% và 20% điểm số.
TTCK Việt Nam có tháng điều chỉnh thứ 3 liên tiếp. Chỉ số VNIndex đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6 tại 1.197,6 điểm, mất 95,08 điểm (-7,36%) so với thời điểm cuối tháng 5. Tính đến 3/8, chỉ số đại diện TTCK Việt Nam đã mất khoảng 17% điểm so với đầu năm.
Tập trung cổ phiếu - Tránh lan man chỉ số
1. Thủy sản
Ngành cá tra vẫn còn cơ hội khi tồn kho ngành ở mức thấp, Trung Quốc vẫn chưa mở cửa - bỏ trống một khoảng tăng nhu cầu lớn. Hiện tại giá cá tra nguyên liệu đang có tín hiệu nhích lên khi nhu cầu gia tăng phía Trung Quốc, Mỹ và EU.
Nhóm CP theo dõi: VHC ANV IDI ACL
2. Bán lẻ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2022 ước đạt 1.395,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5.5% so với quý trước và tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng ước đạt 2.717 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát toàn cầu đang ở mức kỷ lục, riêng Việt Nam dù rằng sức chống chịu khá tốt song áp lực lạm phát cũng đang ngày càng gia tăng - Ảnh hưởng đến sức mua, buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu đối với các mặt hàng không thiết yếu từ quý 2/2022
Nhóm CP theo dõi: FPT MWG PNJ FRT
3. Khu Công Nghiệp
Thị trường bất động sản KCN nhận tín hiệu tích cực liên tục từ đầu năm khi Việt Nam mở cửa các đường bay quốc tế. Một số KCN chuẩn bị đi vào hoạt động trong nửa cuối năm 2022 và đầu năm 2023 để đạt được tỷ lệ cam kết cho thuê sớm.
Về dài hạn, nguồn cung đất công nghiệp tăng thêm hơn 14000 ha cho 2 thị trường miền Bắc và Nam trong 3 năm tới. Mức giá thuê đất công nghiệp dự kiến tăng khoảng 5-10%/năm trong 3 năm tới
Nhóm CP theo dõi: KBC SZC IDC PHR
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận