Lăng kính chứng khoán 12/7: Áp lực rung lắc sẽ tiếp tục xuất hiện
Nhà đầu tư được khuyến nghị chốt lời từng phần quanh vùng kháng cự đáng lưu ý và chỉ kê mua một phần tỉ trọng trong các phiên điều chỉnh
Tổng giá trị khớp lệnh của toàn thị trường đạt 25.115 tỷ đồng, tăng 14% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 3,9% lên 19.137 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/7 VN-Index tăng 2,75 điểm, tương đương 0,24% lên 1.151,77 điểm. Toàn sàn có 236 mã tăng, 197 mã giảm và 53 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 0,85 điểm, tương đương 0,37% lên 229,22 điểm. Toàn sàn có 92 mã tăng, 95 mã giảm và 63 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,59 điểm lên 85,82 điểm. Riêng rổ VN30 ghi nhận 16 mã tăng giá.
Nhận định đầu tư
Nhà đầu tư được khuyến nghị chốt lời từng phần quanh vùng kháng cự đáng lưu ý và chỉ kê mua một phần tỉ trọng trong các phiên điều chỉnh.
Tuy nhiên, chỉ số có phiên tăng vượt ra ngoài dải Bollinger với nến thân hẹp có bóng trên dài, cho thấy đà tăng có phần thái quá và sức ép chốt lời đang quay trở lại. Do đó, chỉ số có thể cần một nhịp điều chỉnh rũ bỏ nhằm củng cố lại xu hướng chính được bền chặt hơn, với hỗ trợ quanh đỉnh cũ 1.140 điểm.
Nhìn chung, thị trường vẫn nằm trong xu hướng phục hồi. Do đó, nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh rung lắc để tái cơ cấu lại danh mục hợp lý hơn, trong đó ưu tiên các cổ phiếu có cơ bản tốt, dự báo kết quả kinh doanh quý II tăng trưởng, và đang thu hút được dòng tiền mạnh.
Tin vắn chứng khoán
- Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 97/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Theo đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay (phấn đấu giảm ít nhất khoảng từ 1,5 - 2%) ;nghiên cứu, thực hiện áp dụng đối với cả khoản vay mới và đang còn dư nợ.
Xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình thực tiễn (cả năm khoảng 13 - 15%, trường hợp thuận lợi thì có thể tăng cao hơn) NHNN tập trung, khẩn trương xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống, chú trọng xử lý nợ xấu.
- Theo cập nhật mới đây của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 30/6/2023, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,4 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm 2022. Với mức tăng trưởng tín dụng 4,73% trong nửa đầu năm, ước tính hệ thống ngân hàng đã bơm ròng ra nền kinh tế khoảng 560 nghìn tỷ đồng.
Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, đến 27/6, tín dụng tăng 4,03% so với đầu năm và tăng 9,08% so với cùng kỳ. Còn trước đó, tăng trưởng tín dụng đến 15/6 mới chỉ đạt 3,36%. Việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được thực hiện trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng, tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng tổ chức tín dụng, đảm bảo thanh khoản và an toàn hoạt động của hệ thống.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận