menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đinh Đào SimpleInvest Pro

Làn sóng thoái vốn trở lại - Điểm cần chú ý khi đầu tư nhóm này!

Có thể thấy, từ đầu năm nay việc thoái vốn nhà nước bắt đầu diễn ra rầm rộ hơn. Đây là giai đoạn các hoạt động thoái vốn trở lại sau một khoản thời gian dài im ắng bởi khi kinh tế hồi phục trở lại, các doanh nghiệp có cơ hội tốt hơn cho hoạt động tái cơ cấu tài sản của mình.

Bộ Tài chính cho biết trong năm 2024 sẽ thực hiện quyết liệt hơn, có hiệu quả hơn công tác tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước gắn với đổi mới quản trị doanh nghiệp.

I. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THOÁI VỐN LÊN GIÁ CỔ PHIẾU

Thoái vốn là quá trình bán hoặc giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước hoặc của một doanh nghiệp trong một công ty hoặc một dự án khác. Việc thoái vốn của một doanh nghiệp sẽ có tác động tới giá cổ phiếu của công ty đó theo xu hướng tăng lên, thậm chí tăng "nóng". Cổ phiếu thoái vốn được nhiều nhà đầu tư săn đón, bởi các công ty thường có xu hướng muốn thoái vốn giá cao nhằm tạo mặt bằng giá mới. Nhà đầu tư cũng kỳ vọng doanh nghiệp thoái vốn sẽ có tăng trưởng tốt trong tương lai, vì khoản tiền thu được sau khi thoái vốn sẽ được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2007-2008 và 2015-2016, Nhà nước đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp cùng với thoái vốn Nhà nước đã giúp cho thanh khoản thị trường chứng khoán tăng mạnh. Cụ thể, năm 2009, thanh khoản thị trường tăng 226% so với 2008 từ mức 720 tỷ đồng lên tới 1.623 tỷ đồng một phiên. Đến năm 2018, con số này đạt trên 5.000 tỷ đồng một phiên.

Một số cổ phiếu tăng nóng nhờ thoái vốn như cổ phiếu VNM của Vinamilk, sau khi thoái vốn nhà nước vào cuối năm 2017, đã tăng mạnh từ 130.000 đồng một cổ phiếu lên 214.000 đồng một cổ phiếu tại thời điểm tháng 3/2018 (giá chưa điều chỉnh), giá thoái vốn là 190.000 đồng một cổ phiếu.

Làn sóng thoái vốn trở lại - Điểm cần chú ý khi đầu tư nhóm này!

Cổ phiếu SAB đã tăng gần 50% sau thông tin Nhà nước sẽ thoái toàn bộ 36% vốn tại Sabeco. Hay việc thoái vốn của Bộ Xây dựng tại Tổng Công ty IDICO (IDC) ngày 27/11/2020 là phiên đấu giá mang lại giá trị cao nhất trong năm 2020. Cổ phiếu cũng có giai đoạn tăng giá rất mạnh

Làn sóng thoái vốn trở lại - Điểm cần chú ý khi đầu tư nhóm này!

II. MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CHUẨN BỊ THOÁI VỐN HẤP DẪN

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa công bố danh sách thoái vốn đợt 2 năm 2024 với 31 doanh nghiệp. Danh sách gồm 8 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán trong đó nổi bật nhất là 2 doanh nghiệp lớn NTP, FPT

Làn sóng thoái vốn trở lại - Điểm cần chú ý khi đầu tư nhóm này!

SCIC là tổ chức nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ các bộ, ngành, địa phương để tái cơ cấu vốn (thông qua đầu tư, nắm giữ, thoái vốn, chuyển đổi sở hữu); tiếp nhận doanh nghiệp, phần vốn nhà nước được giao để hỗ trợ phục hồi, cơ cấu lại vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động.

1. NTP

Hiện SCIC đang nắm 37,1% vốn tại NTP. NTP là một trong hai thương hiệu lớn nhất trong ngành sản xuất ống nhựa, chiếm thị phần lớn nhất thị trường miền Bắc với 60% thị phần.

Làn sóng thoái vốn trở lại - Điểm cần chú ý khi đầu tư nhóm này!

Sau khi lọt vào danh sách thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), cổ phiếu Nhựa Tiền Phong (NTP) đã ngay lập tức tăng dựng đứng trên sàn chứng khoán. Chỉ sau 3 phiên, thị giá NTP đã tăng hơn 20% lên mức 53.900 đồng/cp

Ngoài SCIC, doanh nghiệp còn có 3 cổ đông lớn khác là Sekisui Chemical (15%), Nhựa Thiếu niên Tiền phong phía Nam (14,27%) và Chủ tịch HĐQT Đặng Quốc Dũng (6,87%). Nếu "ôm" trọn lô cổ phiếu thoái vốn từ SCIC, cổ đông Nhật Bản có thể nắm quyền chi phối tại Nhựa Tiền Phong. Câu chuyện thoái vốn Nhà nước được kỳ vọng sẽ giúp Nhựa Tiền Phong tăng giá trong thời gian tới

2. FPT

Dù sở hữu chỉ 5,8% vốn tại FPT, nhưng với quy mô vốn lớn gần 11.000 tỉ đồng, hiện SCIC đang nắm giữ giá trị theo mệnh giá 635 tỉ đồng. Với thị giá FPT gần 138.000 đồng mỗi cổ phiếu. Giả thiết nếu thoái toàn bộ thành công, giá trị thương vụ rất lớn, có thể hơn 8.700 tỉ đồng.

Mới đây, Tập đoàn FPT cũng thông báo về việc triển khai các phương án phát hành cổ phiếu năm 2024. Theo đó, FPT dự kiến sẽ phát hành thêm 190,5 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 20:3. Sau phát hành, vốn điều lệ của FPT sẽ tăng từ 12.700 tỷ đồng lên 14.605 tỷ đồng. Thời gian thực hiện không muộn hơn quý 3/2024. Bên cạnh đó theo kế hoạch, FPT sẽ chi khoảng 1.200 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 10% trong quý 2/2024.

Về kết quả kinh doanh FPT cũng đạt được những kết quả rất tích cực với lợi nhuận sau thuế gần 3.000 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm, mảng dịch vụ CNTT nước ngoài tăng trưởng mạnh. Đây cũng là một trong những cổ phiếu có đà tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024.

Làn sóng thoái vốn trở lại - Điểm cần chú ý khi đầu tư nhóm này!

3. BCM

Biến động mạnh mẽ của cổ phiếu BCM trong thời gian gần đây nhiều khả năng đến từ thông tin thoái vốn Nhà nước được công bố hồi cuối tuần trước. Theo đó, Phó thủ tướng Lê Minh Khái vào ngày 17/5 vừa qua đã ký Quyết định 426/QĐ-TTg về việc phê duyệt tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại BCM đến năm 2025. Việc phê duyệt tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại BCM giảm từ 95.44% vốn điều lệ xuống mức nắm giữ trên 65% vốn điều lệ đến hết năm 2025,

Dù chưa có phương án thoái vốn cụ thể được công bố, việc Nhà nước hạ tỷ lệ nắm giữ xuống mức trên 65%, rất có thể số lượng cổ phiếu BCM được “xả” ra thị trường có thể lên tới vài trăm triệu đơn vị tạo tính thanh khoản tốt cho cổ phiếu BCM, cải thiện khả năng huy động vốn cho công ty trong các đợt phát hành cổ phiếu.

Việc thoái vốn Nhà nước của BCM cũng là cơ hội cho khối ngoại mua vào cổ phiếu BCM với số lượng lớn. Đáng nói, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại BCM chỉ đang đạt mức 1,4%. Trong khi đó, vào năm 2019, BCM đã xác định room ngoại ở mức 49%

Điểm cần chú ý :

Các hoạt động thoái vốn sẽ tạo đà tăng mạnh cho cổ phiếu tuy nhiên dòng tiền chảy vào cổ phiếu thoái vốn chủ yếu là dòng vốn đầu cơ nên sóng tăng ngắn, tiềm ẩn rủi ro đối với nhà đầu tư ít kinh nghiệm.

Thường dòng tiền đầu cơ sẽ đẩy thị giá và khối lượng giao dịch tăng nhanh trong khoảng thời gian ngắn, vượt quá kỳ vọng của dòng tiền đầu tư về giá trị nội tại của doanh nghiệp. Sau khi câu chuyện thoái vốn ngã ngũ, dòng tiền đầu cơ ngắn hạn rút lui, đà tăng giá sẽ khó được duy trì, thậm chí thị giá có thể phải mất nhiều thời gian để quay lại vùng đỉnh. Do đó, việc đầu tư nhóm này đòi hỏi cần kinh nghiệm và có phương pháp hợp lý để đảm bảo hiệu quả đầu tư tốt nhất.

----------------------------------------------

Nhà đầu tư quan tâm đến nhóm cổ phiếu thoái vốn và ĐIỂM MUA tối ưu nhất hãy liên hệ ngay với SimpleInvest để được hỗ trợ chi tiết nhé!

NHÀ ĐẦU TƯ NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY VÀ BỔ ÍCH HÃY ỦNG HỘ SIMPLEINVEST BẰNG NÚT LIKE VÀ BÌNH LUẬN ĐỂ ĐỘI NGŨ RA NHIỀU BÀI VIẾT HƠN NỮA NHÉ!

Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!

SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

131.00

+1.00 (+0.77%)

Biểu đồ mã FPT

63.90

+1.40 (+2.24%)

Biểu đồ mã NTP
Xem thêm Xem thêm
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả