HSG - Đâu là động lực dẫn dắt HĐKD phục hồi?
Trong năm 2023, kỳ vọng tiêu thụ nội địa sẽ là động lực dẫn dắt lợi nhuận của Hoa Sen phục hồi
Xuất khẩu phục hồi nhẹ từ giữa năm 2023.
• Lạm phát nhẹ hơn từ giữa năm 2023 sẽ khuyến khích nhu cầu toàn cầu về tôn mạ. Tuy nhiên, các chính sách thương mại tại các thị trường phương Tây và sự cạnh tranh từ các nước sản xuất thép lớn ngày càng thách thức các nhà sản xuất Việt Nam. Do đó, sự dịch chuyển sang thị trường châu Á có thể không đủ lớn để bù đắp cho thị trường EU và Bắc Mỹ.
• Nhu cầu thị trường trong nước sẽ được hỗ trợ bởi giải ngân đầu tư công sẽ mạnh mẽ hơn vào năm 2023.
• Sản lượng tôn mạ bán ra dự báo giảm 19%, trong đó xuất khẩu giảm 31% và trong nước giảm 3%. Sản lượng ống thép có thể tăng 15%.
Biên lợi nhuận mở rộng trong nửa cuối năm
• Giá bán giảm liên tục từ tháng 8 đến giữa tháng 10 và bắt đầu tăng từ đầu tháng 12/2022 nhưng xu hướng tăng có thể không kéo dài. Tín dụng ngân hàng thắt chặt và nhu cầu yếu đang buộc các nhà sản xuất phải bán rẻ hàng tồn kho giá cao để giải phóng dòng tiền, dẫn đến khoản lỗ lớn trong Q1/FY22-23.
• Biên gộp dự kiến sẽ trở lại mức dương từ Q2 khi nguyên vật liệu giá cao được tiêu thụ gần hết.
• Biên gộp FY22-23 có thể tăng nhẹ lên 12,4% (FY21-22: 9,9%).
Doanh thu và LNST cổ đông công ty mẹ FY22-23 có thể đạt 34.513 tỷ đồng (- 31% YoY) và 427 tỷ đồng (+70% YoY)
Sức khỏe tài chính sẽ được cải thiện
• Trong ngắn hạn, quản lý hàng tồn kho chặt chẽ sẽ giúp tối ưu hóa vốn lưu động, từ đó giảm sử dụng nợ.
• Cơ cấu vốn sử dụng nợ ít hơn sẽ giúp HSG giảm chi phí tài chính trong môi trường lãi suất cho vay tăng và VND mất giá so với USD.
• Công ty đặt mục tiêu không còn nợ vào FY23-24, phù hợp với dự báo của chúng tôi
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận