Giá trị nợ phải trả trong 2020 của Coteccons giảm hơn 1.900 tỉ đồng nhờ tiết giảm chi phí
Năm 2020 là năm thứ ba liên tiếp dòng tiền kinh doanh của Coteccons là số âm với mức âm 566,9 tỉ đồng, trước đó dòng tiền kinh doanh năm 2019 và 2018 của doanh nghiệp lần lượt ghi âm 339 tỉ đồng và âm gần 934 tỉ đồng. Tuy nhiên, giá trị nợ phải trả của doanh nghiệp là 5.758,7 tỉ đồng tính tới 31-12-2020, giảm khoảng 1.970 tỉ đồng so với thời điểm đầu năm nhờ tiết giảm chi phí phải trả ngắn hạn và khoản phải trả người bán ngắn hạn.
Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của Coteccons thay đổi là sự gia tăng của khoản trích lập dự phòng thuộc khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp, từ 130,3 tỉ đồng lên 277,1 tỉ đồng. Đáng chú ý, giá trị trích lập dự phòng năm 2020 của doanh nghiệp đã tăng hơn 60 lần so với năm 2019.
Lý giải điều này, đại diện Coteccons cho biết sự thay đổi của chi phí quản lý doanh nghiệp đến từ việc rà soát, đánh giá lại rủi ro về thu hồi công nợ và trích lập dự phòng phải thu khó đòi.
Bên cạnh sự thay đổi của khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, khoản mục lợi nhuận gộp và chi phí thuế TNDN hiện hành của Contecons cũng ghi nhận những sự thay đổi nhỏ, khiến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm so với báo cáo tự lập.
Cụ thể, lợi nhuận gộp sau kiểm toán của Coteccons giảm gần 10 tỷ đồng, chỉ còn 856,4 tỉ đồng sau khi doanh nghiệp đánh giá lại rủi ro trong việc thu hồi công nợ với chủ đầu tư.
Theo đó, doanh nghiệp điều chỉnh giảm doanh thu ghi nhận trước tương ứng với giá trị hồ sơ thanh toán cho công việc đã thực hiện được chủ đầu tư xác nhận nhưng chủ đầu tư chưa đồng ý nhận hóa đơn. Đồng thời, doanh nghiệp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tương ứng.
Còn thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại của Coteccons tăng khoảng hai lần sau kiểm toán, đạt mức gần 75 tỉ đồng nhờ ghi nhận thuế từ các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi của chính doanh nghiệp và Unicons đã được trích lập trong năm.
Một điểm đáng lưu ý với báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2020 của Coteccons là dòng tiền kinh doanh năm 2020 của doanh nghiệp âm 566,9 tỉ đồng, ghi nhận năm thứ ba liên tiếp dòng tiền của doanh nghiệp là số âm. Trước đó, dòng tiền kinh doanh năm 2019 và 2018 của doanh nghiệp lần lượt âm 339 tỉ đồng và âm gần 934 tỉ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu tới từ định hướng duy trì việc giảm giá trị các khoản phải trả hàng năm của doanh nghiệp.
Năm 2020, Coteccons tiến hành giảm các khoản phải trả - các khoản phải thanh toán cho người bán là nhà cung cấp và thầu phụ - với giá trị lên tới 2.077,3 tỉ đồng, cao hơn 1080,1 tỉ đồng so với năm 2019.
Doanh nghiệp cũng tiến hành giảm các khoản phải thu - các khoản nợ của đối tác - trong năm 2020 với giá trị 1.088,4 tỉ đồng, cao hơn 696,6 tỉ đồng so với năm 2020.
Như vậy, giá trị khoản phải trả được giảm cao hơn so với trị giá các khoản phải thu được giảm đã khiến dòng dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh của Coteccons có xu hướng âm nhiều hơn. Điều này có nghĩa tốc độ thanh toán nợ phải trả của doanh nghiệp với các nhà thầu phụ, nhà cung cấp không tương ứng với tốc độ thu tiền từ chủ đầu tư dự án.
Trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, giá trị các khoản phải thu của Coteccons là 7.648,3 tỉ đồng tính tới 31-12-2020, giảm 1.149,3 tỉ đồng so với thời điểm đầu năm, chủ yếu nhờ giá trị các khoản phải thu của khách hàng ngắn hạn giảm tới 1.124,5 tỉ đồng.
Nhưng doanh nghiệp cũng phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tới 494,4 tỉ đồng, cao hơn 130% so với thời điểm đầu năm.
Giá trị nợ phải trả của doanh nghiệp là 5.758,7 tỉ đồng tính tới 31-12-2020, giảm khoảng 1.970 tỉ đồng so với thời điểm đầu năm nhờ tiết giảm chi phí phải trả ngắn hạn và khoản phải trả người bán ngắn hạn.
Số vốn chiếm dụng từ các nhà cung cấp và đối tác khác - số tiền phải trả người bán, số tiền nhận trước từ người mua, chi phí phải trả các công trình xây dựng - của Coteccons là hơn 5.380,1 tỉ đồng tính tới 31-12-2020 bằng 38% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong khi tỷ lệ này ở thời điểm đầu năm là 45,6%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận