24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Lê Xuân Trung Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

FPT - Lịch sử cổ phiếu: Quá khứ, hiện tại và tương lai

Mới đọc hôm qua trên facebook anh Giáo Tiến thì biết FPT nói chung hay FPT Software nói riêng cán mốc 1 tỷ USD từ dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) từ thị trường nước ngoài của FPT đến chủ yếu từ ba thị trường trọng điểm là Nhật Bản, châu Mỹ và châu Á Thái Bình Dương. Riêng trên face Cháu đã theo dõi 3 Anh/Chị đang hoặc đã từng Leader FPT Software như anh Nguyễn Thành Nam, Chị Chu Thanh Hà và đặc biệt anh Hoàng Nam Tiến. Xin gửi lời chúc mừng tập thể nhà F nói chung và FPT Software nói riêng.

Mọi người nghe xuất nhập khẩu 1 tỷ $ đôi khi ko thấy cảm xúc lắm do có nhiều ngành nghề nhiều công ty đạt lâu lắm rồi nhưng đối với ngành CNTT thì vô cùng ý nghĩa và tuyệt vời, riêng các bạn biết ngành này 10 đồng đem về trên dưới 5 đồng lời rồi do đặc thù lao động trí tuệ.

Cháu cũng đã nghe về kế hoạch giữa năm 2019 khi đấy Leader nhà F gồm anh Trương Gia Bình, anh Khoa Ceo, anh Phương Cfo chia sẻ trực tiếp tại cuộc gặp với giới đầu tư Sài Gòn tại sở giao dịch chứng khoán (Hose) sau hơn 4 năm các kế hoạch và tầm nhìn nghe có vẻ khá khó tin và ko ít hoài nghi thời điểm đó nay đã thành sự thật.

Mấy năm trở lại đây FPT luôn được xếp là cổ phiếu rất hot là số ít doanh nghiệp trên sàn tăng trưởng doanh thu lợi nhuận khá ấn tượng trên trong vòng 5 năm gần đây nhưng ko nhiều Nhà Đầu Tư biết FPT để đạt thành tựu như mấy năm gần đây thì cổ phiếu FPT trải qua nhiều thăng trầm. Nhân sự kiện FPT cán mốc 1 tỷ USD xuất khẩu phần mềm Cháu xin góp ít Gió về cổ phiếu FPT và FPT.

Đạt đỉnh cao lúc mới niêm yết 2006 sau đó mang danh cổ phiếu Ít Giá Trị khi FPT phải loay hoay với câu chuyện Tăng Trưởng giai đoạn sau khủng hoảng 2009 tới 2016 khi tốc độ tăng trưởng trung bình Carg chắc tầm trên dưới 4% con số này thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn trước 2008 và giai đoạn 2017 đến hiện nay, riêng tính 2017 đến nay mỗi năm FPT tăng trung bình trên 15% còn sau 2018 thì tầm 20% một con số vô cùng xuất sắc và ấn tượng nhất trong bối cảnh mấy qua thời Cô Vy và kinh tế toàn cầu lẫn trong nước tăng trưởng kém.

Trước khi luận bàn tình hình cổ phiếu FPT hiện tại thì Cháu lướt lại một số nét cơ bản cổ phiếu cũng như doanh nghiệp FPT:

FPT TRƯỚC 2017

Trước 2008 FPT có thập kỷ tăng trưởng khá nhanh ấn tượng khi rất tập trung Gia công phần mềm cho các đối tác nước ngoài. Ngày 13/12/2006, sau tiếng gõ chiêng tại HOSE ( mà lúc bấy giờ có tên là HSTC ), FPT được nhà góp vốn đầu tư trả giá 400.000 đồng / cổ phiếu. Với hơn 60 triệu cổ phiếu được niêm yết lúc bấy giờ, FPT ngay lập tức được định giá khoảng chừng 24.000 tỷ đồng, giao động 1,5 tỷ USD thời gian bấy giờ.

Rất nhiều người FPT đã đổi đời nhờ cổ phiếu lên sàn. Theo san sẻ của Anh Trương Gia Bình, khoảng chừng 200 người FPT đã trở thành triệu phú đô la chỉ sau 1 đêm và rất nhiều nhân viên cấp dưới có đời sống ấm no, thậm chí còn người lái xe cũng có kinh tế tài chính khá giả đủ cho con cháu đi du học .Thế nhưng, sự thịnh vượng chớp nhoáng này không duy trì được lâu. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những yếu tố nội tại của FPT đã kéo giá trị công ty giảm sâu, đến tháng 6/2008 chỉ còn khoảng chừng 4.500 tỷ đồng, tức giảm khoảng chừng 88 % nếu so với đỉnh hồi đầu năm 2007 .Nhiều năm sau đó, giá trị của FPT dần tăng trở lại nhưng với vận tốc chậm và ngày càng cách xa cột mốc tỷ đô .

Sau 2008-2009 FPT dần nhận gia công phần mềm mãi ko đem lại hiệu quả tìm động lực tăng trưởng mới khi đấy FPT tham gia rất nhiều các ngành nghề và hầu như ngành nghề nào cũng Chiến có thể gọi đa ngành “Công nghệ, bán lẻ, BĐS, ngân hàng, quỹ đầu tư, viễn thông, giáo dục”.

Việc đa ngành với mục đích Leader FPT sẽ tìm ngành giúp FPT có tốc độ tăng như quá khứ nhưng kết quả vô hình dẫn tới trạng thái “tù mù thần chưởng” không tập trung, không có phương hướng rõ ràng, nhìn không có mũi nhọn. Biên lãi gộp của FPT giảm suốt thời gian (2009-2015).

Cũng như Anh Hoàng Nam Tiến có chia sẻ FPT bị bệnh ” đột kim ” – là bệnh đùng một cái có nhiều tiền. FPT rơi vào trạng thái ” nghĩ mình quá giỏi, giỏi đến mức cái gì cũng làm được “. Do đó, tập đoàn lớn này đã đi mở ngân hàng nhà nước, mở công ty sàn chứng khoán, lập công ty quỹ, góp vốn đầu tư bất động sản. ” Kỳ lạ, toàn bộ việc đó thất bại”.

Một vấn đề nữa của FPT là những người quá nhiều tiền là thiếu động lực làm việc. Với nhân viên, khi cuộc sống no đủ hơn, người ta sẽ dành thời gian nghĩ đến cách tiêu tiền, chứ không còn tập trung kiếm tiền. Với các lãnh đạo, 13 người tay trắng khởi nghiệp sẽ có cách điều hành khác xa so với 13 đại gia rủng rỉnh triệu đô trong túi. Cũng chính từ đó, một bài toán khác được đặt ra cho FPT là vấn đề : Chuyển giao thế hệ.

Năm 2011, FPT có 1 kỳ vọng rất lớn khi chỉ định Anh Trương Đình Anh vào ghế CEO, anh Đình Anh là 1 người rất nhiều tham vọng có máu chiến từng có “ước mơ làm thủ tướng” người từng đưa Trung tâm Internet FPT lệch giá 100 triệu đồng năm tiên phong trở thành FPT Telecom lệch giá 100 triệu USD năm 2008 .Thế nhưng sau 1 năm rưỡi, anh Trương Đình Anh đã phải viết đơn từ nhiệm vị trí CEO, mà nguyên do đưa ra là do “độc lạ trong hoạch định kế hoạch và phương pháp quản lý và điều hành ” giữa anh và Hội đồng quản trị đại anh Đình Anh và lớp Leader đi trước ko tìm được tiếng nói chung.

Sự ra đi nhanh chóng của Anh Đình Anh khiến 2 “lão thành cách mạng” 2 người sáng lập là anh Trương Gia Bình và anh Bùi Quang Ngọc gần như phải ” luân phiên ” nhau ngồi vào ghế Tổng giám đốc các năm tiếp theo mãi cho tới khi anh Nguyễn Văn Khoa lên CEO năm 2019 là 7X.

FPT vẫn đều đặn tăng trưởng lệch giá và doanh thu, nhưng vận tốc rất thấp nếu so với các doanh nghiệp non trẻ khác cùng ngành công nghệ tiên tiến, như Thế Giới Di Động hay VNG .Giai đoạn 2011 – 2017, lệch giá FPT tăng từ 25.000 tỷ lên 42.000 tỷ, nhưng góp phần chính vào tăng trưởng lại là mảng bán buôn bán lẻ ( FPT Shop) và mảng khá truyền thống FPT Trading. Tới nỗi, dư luận từng phải đặt dấu hỏi về tầm nhìn của tập đoàn lớn này, thậm chí Leader FPT thời gian này nhiều lần rất buồn khi FPT được xếp Doanh nghiệp Bán lẻ, phân phối, bán buôn điện thoại sản phẩm công nghệ do đóng góp cơ cấu Doanh thu lợi nhuận chiếm phần lớn (khoảng 2/3 Doanh thu FPT thời đấy).

Có thể nói giai đoạn này mảng bán lẻ và phân phối đang là con Gà đẻ trứng vàng cho anh Trương Gia Bình bản chất FPT Trading tăng trưởng mạnh (nhu cầu điện thoại tăng đột biến 30-40%/1 năm giai đoạn 2014-2015 và nếu chú ý kể cả Thế giới di động cũng tiến hóa nhờ giai đoạn này).

Tuy nhiên bản chất ngành phân phối không bền vững khoảng cách giữa “đỉnh cao và vực sâu” khá gần và FPT Trading kết thúc quý 4-2015 khi Apple thay đổi chính sách phân phối nên Thế giới di động và FPT Retail có thể nhận trực tiếp Apple thay vì FPT Trading nên năm 2016 vô cùng khó khăn FPT. Chính điều góp phần việc ra quyết định tái cấu trúc thoái vốn khỏi mảng Bán lẻ và phân phối của Leader FPT trở nên dứt khoát và quyết liệt năm 2017.

FPT SAU 2017

Khi thế giới bùng nổ phong trào chuyển đổi số và Anh Trương Gia Bình nhìn thấy rất rõ cơ hội có thể nói anh Bình gần như “Trưởng Môn 4.0” tại Việt Nam khi đi đâu cũng thấy Anh Bình kể câu chuyện rồi khai sáng “chuyển đổi số, câu chuyện 4.0” từ gặp các Cụ chính trị gia tầm cấp trung ương địa phương, các doanh nghiệp, doanh nhân cho tới sinh viên học sinh.

Trước 2016 thì FPT chủ yếu gia công phần mềm và làm các gói thầu nhỏ lẻ sau 2016 FPT tập trung nguồn lực đặt trọng tâm quyết định BIG BET vào BIG GAME “cách mạng 4.0” “chuyển đổi số” và đặt mục tiêu top 50 DN chuyển đổi số hàng đầu thế giới 2030 (mục tiêu 2016).

Đặc biệt, ngay từ năm 2018, FPT đã đặt ra sứ mệnh chiến lược là trở thành một trong những tập đoàn Chuyển đổi số-Digital Transformation (DX) hàng đầu và trở thành nhà cung cấp dịch vụ DX toàn diện trên toàn thế giới. Trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật đổi số, các tổ chức sẽ áp dụng các công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), Công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing), Big Data và Phân tích dữ liệu (Data Analytics), Business Intelligence (BI) cùng nhiều công nghệ khác để tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản trị tài chính, cải thiện tương tác với khách hàng, tăng cường trải nghiệm người dùng và nâng cao sự sáng tạo và tính cạnh tranh của tổ chức.

Hiện thực rõ quyết tâm này năm 2017 FPT “mạnh mẽ và dứt khoát” thoái vốn các mảng không cốt lõi, không trọng tâm có thể nói tái cấu trúc toàn bộ lại tập đoàn. FPT chính thức không còn là tập đoàn “bán buôn, bán lẻ” kể từ ngày 18/12/2017 tỷ lệ sở hữu của FPT tại FPT Retail là 47% và tại FPT Trading là 48% , hai công ty này qua đó trở thành công ty liên kết thay vì công ty con của FPT.

Với việc không còn là công ty con, FPT sẽ dừng hợp nhất doanh thu của FPT Retail và FPT Trading kể từ ngày 18/12 (tuy vậy vẫn ghi nhận lợi nhuận của 2 công ty này tương ứng với tỷ lệ sở hữu).

Động thái này sẽ khiến doanh thu của FPT giảm đáng kể từ năm 2018 nhưng đây lại là bước đi rất tích cực trong việc đưa FPT trở thành một tập đoàn thuần về công nghệ, viễn thông.

Với quyết định thoái vốn hầu hết các mảng khác tập trung vào Công nghệ, viễn thông và giáo dục thì FPT giai đoạn cuối 2017-2022 tốc độ tăng trưởng trung bình 15%/năm và mấy năm gần đây khoảng 20%/năm. FPT vẫn giữ tốc độ tăng trưởng này trong thập niên này.

FPT HIỆN TẠI VÀ CỔ PHIẾU FPT THEO 12

CHECKLIST WARREN BUFFET +CHALIE MUNGER

2 vị Sư Phụ mà Cháu vô cùng kinh nể đọc nghiên cứu hơn 15 năm nay cụ Warren Buffet tri kỷ đồng sự cụ Chalie Munger đưa ra 12 checklist các câu hỏi cốt tủy then chốt khi đánh giá và xem có quyết định đầu tư vào các doanh nghiệp hay không (thường 2 Cụ mua xác định nắm giữ ít nhất chục năm thậm chí nắm cả đời).

Nếu đánh giá cổ phiếu cũng như doanh nghiệp FPT hiện tại thì Cháu phát hiện 1 điều vô cùng thú vị FPT thỏa mãn gần như tuyệt đối 12 checklict của 2 Sư Phụ. Trước khi đi vào “tích phân” FPT hiện tại và tiềm năng tương lai Cháu xin tóm lược nhẹ 12 checklist, cả Nhà có thể lướt sau đó tự chiêm nghiệm cổ phiếu FPT.

I- 12 Checklist Của Warren Buffet Và Chalie Munger

Dưới sự quản lý của Buffett và Munger, Berkshire Hathaway đạt thành tích mức tăng bình quân hàng năm là 20% từ năm 1965 đến năm 2022, gấp đôi tốc độ của chỉ số S&P 500. Kể từ khi Warren Buffett mua lại Berkshire Hathaway đến nay, tài sản của tập đoàn đã tăng hơn 33.000 lần.

Berkshire báo cáo tổng tài sản lên tới hơn 1.000 tỷ USD trong quý vừa qua lớn hơn cả Meta, Microsoft và Alphabet cộng lại, gấp 10 lần Tesla và 20 lần Nvidia. Báo cáo tài chính mới nhất cho thấy tập đoàn của Warren Buffett đang nắm giữ 1.040 tỷ USD tài sản vào cuối tháng 6. Con số khổng lồ này bao gồm danh mục đầu tư chứng khoán trị giá 353 tỷ USD tính đến cuối quý II và 178 tỷ USD trong số đó là cổ phiếu Apple.

12 checklist câu hỏi của cụ Buffett với đồng sự cụ Chalie Munger cũng là “gối đầu giường” của các nhà quản lý quỹ trên thế giới và cộng đồng các nhà đầu tư nhất đầu tư giá trị (Value Investing) suốt hơn nửa thế kỷ vừa qua đồng thời quy trình chuẩn đầu tư của Berkshire Hathaway:

Kinh Doanh

1. Doanh nghiệp có mô hình kinh doanh đơn giản và dễ hiểu không?

2. Doanh nghiệp có lịch sử hoạt động như thế nào có hiệu quả không?

3. Doanh nghiệp có triển vọng trong dài hạn không?

(Buffett xem sự hiểu biết sâu sắc về vận hành kinh doanh này là điều kiện tiên quyết đối với dự báo khả thi của hoạt động kinh doanh trong tương lai; có nghĩa là nếu bạn không hiểu về kinh doanh thì làm sao bạn có thể tiên đoán được hoạt động?)

Quản Lý

4. Quản lý có hiệu quả không ?

5. Ban lãnh đạo có minh bạch và trung thực với các cổ đông hay không?

6. Ban lãnh đạo có thực sự độc lập chống lại tính bầy đàn hay không?

(Ba nguyên tắc quản lý của Buffett có liên quan đến việc đánh giá chất lượng ban lãnh đạo. Có lẽ đây là tác nghiệp phân tích khó nhất của nhà đầu tư. Buffett đòi hỏi “lãnh đạo hay quản lý có hiệu quả không?” Cụ thể lãnh đạo công ty sẽ là khôn ngoan khi nó thỏa mãn yêu cầu tái đầu tư lợi nhuận hoặc chia lợi tức của cổ đông. Đây là câu hỏi sâu sắc.)

Thước Đo Tài Chính

7. Lợi nhuận trên vốn cổ phần thế nào?

8. Lợi nhuận vốn chủ sở hữu của cty như thế nào?

9. Lợi nhuận biên ?

10. Lãi ròng (Net Income) ?

(Buffett nhìn vào lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Buffett hiểu rằng thay vì loại bỏ riêng các doanh nghiệp mang nợ thì tốt hơn là xem xét đến một mức nợ thấp hợp lý. Ông cũng tìm kiếm mức lợi nhuận cao ở mức hợp lý tự nhiên)

Giá Trị

11. Giá trị của công ty như thế nào? (Valuation)

12. Mức giá cổ phiếu của công ty có thực sự rẻ (hấp dẫn) ?

(Cụ Buffett "Giá cả là những gì bỏ ra, còn giá trị là những gì nhận được. Việc mất tiền chắc chắn sẽ xảy ra nếu bạn không nghiên cứu kỹ và đầu tư vào một thứ không tương xứng với giá tiền của nó")

II-FPT Hiện Tại Và Triển Vọng Tương Lai

Tại Sao Cổ Phiểu FPT Đã Đang Và Sẽ Cổ Phiếu Giá Trị Ít Nhất 1 Thập Kỷ Tới ????

(tổng hợp view Quỹ, Cty chứng khoán , cộng đồng đầu tư)

Khẩu vị đầu tư FPT: Thích hợp cho các Quỹ đầu tư và nhà đầu tư đi mua khối lượng lớn mua năm giữ đầu tư lâu dài, tích sản mua theo kiểu “Robinson ngoài đảo hoang” mua rồi ko cần ngó ngàng nữa.

Bối cảnh hiện tại và mấy năm vừa qua trong khi thị trường lình xình với các câu chuyện đặc thù về BDS nhóm Vingroup, trái phiếu doanh nghiệp, sự suy thoái suy giảm tổng cầu của nền kinh tế thì cổ phiếu FPT thực sự “ngôi sao sáng” của nhóm VN 30 cũng như cả TTCK Việt Nam. Có thể khẳng định FPT tầm vóc doanh nghiệp Việt Nam toàn cầu khi đã có sự hiện diện gần 30 quốc gia.

Mặc dù suy yếu kinh tế toàn cầu đang diễn ra nhưng sự hồi phục rất nhanh của các thị trường trọng điểm FPT như Mỹ, Nhật thâm chí Trung Quốc và đặc biệt cuộc đua “Hot Trend” liên quan công nghệ kéo theo mức tăng rất nóng của các cổ phiếu công nghệ tại Mỹ và FPT là cổ phiểu đại diện cho nhóm công nghệ ở Việt Nam hưởng lợi từ xu hướng phát triển CN toàn cầu.

TTCK thế giới nổi nhất phố Wall sau khi Fed dự báo sẽ có 3 đợt hạ lãi suất trong năm 2024 thì các chỉ số Dow Jones, S&P, Nasdaq thiết lập mức đỉnh lịch sử mới, các cổ phiếu công nghệ cũng thiết lập các đỉnh cao mới.

Hiện tại FPT đang bứt tốc tăng điểm trước vùng đỉnh lịch sử của mã này nhờ doanh thu và lợi nhuận đều lên đỉnh cao mới trong lịch sử, doanh thu xuất khẩu phần mềm lần đầu tiên đạt 1 tỷ USD, liên tiếp 4 thương vụ M&A tại nước ngoài, đầu tư vào LandingAI và mở khoa đào tạo bán dẫn bậc Đại học, cao đẳng với cam kết cho 'ra lò' 10.000 kỹ sư bán dẫn.

Trong khi thực hiện những điều đó, FPT đều đặn công bố Báo cáo tài chính quý với mức tăng trưởng trên dưới 20% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng cao, đều đặn và ổn định nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Cùng với kết quả kinh doanh, giá thị vốn hóa thị trường của FPT vươn đến mức cao nhất lịch sử vào tháng 9/2023 với 125.700 tỷ đồng (tương đương 5,2 tỷ USD). Sau một số đợt thăng trầm của thị trường chứng khoán, tính đến ngày 14/12/2023, cổ phiếu FPT đã mạnh mẽ tăng trở lại, đưa giá trị vốn hóa của FPT là 122.171 tỷ đồng - gần trở về mức đỉnh.

Mặc dù kinh doanh 3 lĩnh vực trọng tâm là công nghệ thông tin, viễn thông và giáo dục với mức tăng trưởng từng lĩnh vực rất khác nhau, nhưng mức tăng trưởng doanh thu cho 3 quý 2023 của FPT vẫn đều đặn đến kỳ lạ: 20,1%, 21,9% và 23%... Trong đó, động lực tăng trưởng chính vẫn đến từ xuất khẩu phần mềm – đóng góp gần một nửa doanh thu 9 tháng đầu năm và tăng trưởng 30% so với cùng kỳ. FPT cũng đặt kế hoạch duy trì mức tăng trưởng 25% mỗi năm trong vòng 13 năm tới.

A-Mảng Công Nghệ

Công nghệ chiếm 59% tổng doanh thu năm 2022 sau khi đạt mức tăng trưởng kép CAGR 17,4% trong giai đoạn 2019-2022. Mới đây FPT đã công bố kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2023, trong đó doanh thu và lợi nhuận trước thuế trong 11 tháng đạt lần lượt 47.201 tỷ đồng và 8.545 tỷ đồng, tăng 20,3% và 19,2% so với cùng kỳ năm trước, khối Công nghệ (bao gồm Dịch vụ CNTT trong nước và Dịch vụ CNTT nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 59% doanh thu và 46% lợi nhuận trước thuế. Doanh thu đạt 27.980 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 3.956 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 23% và 21% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh thu Dịch vụ CNTT tại nước ngoài đạt 22.075 tỷ đồng, lãi trước thuế 3.655 tỷ đồng, đồng loạt tăng khoảng 29% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Nhật Bản dẫn đầu sức tăng với 46%, cùng với đó là APAC với đà tăng 30,2%. Theo FPT, thị trường Nhật Bản chứng kiến mức tăng trưởng doanh thu theo đồng Yên đạt 54%, thúc đẩy bởi nhu cầu chi tiêu cho CNTT lớn tại thị trường này, đặc biệt là chi tiêu cho chuyển đổi số. FPT cũng ghi nhận nhiều đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài với doanh thu đạt mức 24.836 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng gần 21%.

FPT chứng minh khả năng trong việc chinh phục các thị trường lớn nhất thế giới bằng cách khai thác các khách hàng lớn. Có thể nói FPT hiện tại là tập đoàn toàn cầu hiện diện 29 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới với 290 văn phòng chi nhánh. Ở Việt Nam FPT phủ rộng khắp từ các đô thị lớn.

FPT đã chinh phục được thị trường Nhật Bản, hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của FPT và chiếm 17% doanh thu trong FPT cũng thành công trong việc thâm nhập thị trường Mỹ giai đoạn 2021-2022, doanh thu tại Mỹ hiện tăng trưởng nhanh hơn Nhật Bản. Cụ thể, doanh thu từ Mỹ tăng 50% 2 năm qua, chiếm 15% tổng doanh thu trong năm 2022, trở thành thị trường nước ngoài lớn nhất trong năm ngoái.

Lợi thế chi phí là giá trị cốt lõi mà FPT mang lại cho khách hàng toàn cầu chính lợi thế chi phí thấp của FPT được thể hiện qua doanh thu trên mỗi nhân viên và COGS tương đối thấp của FPT, điều này sẽ giúp FPT chiến thắng khi cạnh tranh. Cụ thể, doanh thu trên mỗi nhân viên của FPT đạt 40.952 USD trong năm 2022, thấp hơn nhiều so với mức trung vị của các công ty niêm yết cùng ngành là 55.702 USD. Ngoài ra, COGS trên mỗi nhân viên của FPT cũng thấp hơn đáng kể so với các công ty cùng ngành, chỉ ở mức 24.977 USD, thấp hơn nhiều so với mức bình quân ngành là 32.270 USD.

Mới đây, FPT liên tục có những động thái mở rộng phát triển lĩnh vực công nghệ. Đầu tháng 12, FPT công bố mua 80% cổ phần của AOSIS tại Pháp. Chưa dừng lại, nhận thấy tương lai rộng mở trong ngành phần mềm ô tô và xác định đầu tư mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực này, FPT quyết định thành lập công ty FPT Automotive tại Texas, Mỹ.

Một số tiềm năng ngành CNTT còn quá nhiều cơ hội mà FPT khai thác và phát triển:

- Theo dự báo mới nhất của Gartner, chi tiêu cho CNTT toàn cầu được dự báo sẽ tăng 5,5% YoY trong năm 2023 và 8,6% YoY vào năm 2024, đạt 5,04 nghìn tỷ USD. Cơ quan nghiên cứu này cho rằng bất chấp sự bất ổn kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục diễn ra, tất cả các khu vực đều được dự báo sẽ có mức tăng trưởng chi tiêu CNTT tích cực trong năm nay, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh các sáng kiến kinh doanh số - một phần là để đối phó với tình trạng bất ổn kinh tế.

- IDC ước tính rằng chi tiêu cho chuyển đổi số (DX) toàn cầu sẽ đạt 3,4 nghìn tỷ USD vào năm 2026, tương ứng với CAGR trong 4 năm (2022-2026) là 16,3%. Các nhà phân tích của IDC cho rằng 30% chi tiêu DX trên toàn thế giới trong tương lai sẽ được góp bởi các ngành sản xuất riêng biệt và ngành sản xuất quy trình, trong đó robot, hoạt động tự động và tài sản tự phục hồi là một số trường hợp chi tiêu hàng đầu. FPT cũng được hưởng lợi từ xu hướng này. Doanh thu DX của công ty đã tăng các năm qua.

-Chi tiêu cho AI sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép CAGR là 26,7% trong giai đoạn 2022-2026. IDC dự báo chi tiêu toàn cầu cho AI, bao gồm phần mềm, phần cứng và dịch vụ cho các hệ thống lấy AI làm trọng tâm, sẽ tăng trưởng với CAGR là 26,7% trong 4 năm tới để đạt 118 tỷ USD vào năm 2026.

-Dù có thể rất hấp dẫn khi nói về FPT như một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực AI, trong bối cảnh toàn cầu đang sôi sục xung quanh chủ đề trí tuệ nhân tạo, FPT có lẽ là đại diện niêm yết tốt nhất của Việt Nam về chủ đề này, nhờ các dịch vụ AI mà công ty cung cấp, và rất có khả năng sẽ mở rộng theo nhu cầu trong những năm tới.

-Theo dự báo mới nhất từ Gartner, dịch vụ đám mây sẽ tăng 21,7% YoY trong năm 2023, đạt 597 tỷ USD. Điện toán đám mây sẽ tiếp tục là pháo đài của sự an toàn và đổi mới, hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn nhờ vào tính linh hoạt, co giãn và có thể mở rộng.

- Gartner ước tính chi tiêu cho các hệ thống trung tâm dữ liệu toàn cầu đạt 212 tỷ USD trong năm 2022, tăng 11,1% YoY và cao hơn rất nhiều so với mức tăng 3% trong tổng chi tiêu cho CNTT vào năm ngoái.

- Nền kinh tế số của Việt Nam đang phát triển nhanh nhất ở châu Á. Theo Financial Times và Công ty nghiên cứu công nghệ Omdia, đến năm 2026, châu Á được dự báo sẽ có 3 trong số 5 nền kinh tế số phát triển nhanh nhất thế giới, với Việt Nam và Ấn Độ lần lượt ở vị trí thứ nhất và thứ hai. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng YoY của Việt Nam đạt 9,3% YoY vào năm 2024, 8,9% YoY vào năm 2025 và 8,7% vào năm 2026.

- Chính phủ đặt mục tiêu mục tiêu vào năm 2025 kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm 20% GDP (~ 80 tỷ USD) và tăng lên 30% (~ 120 tỷ USD) vào năm 2030. Tăng trưởng đáng kể so với mức hiện tại (chiếm 14,3% GDP trong năm 2022).

Chiến lược quốc gia cũng đề ra các mục tiêu tăng trưởng quyết liệt cho các dịch vụ công, bao gồm mục tiêu năm 2025 là 80% các dịch vụ công có thể truy cập qua nhiều nền tảng số khác nhau bao gồm thiết bị di động (100% vào năm 2030) so với mức gần như bằng “0” hiện nay và 70-90% các thủ tục của chính quyền cấp tỉnh, huyện và xã có thể xử lý trực tuyến.

FPT là một công ty có kinh nghiệm và uy tín trong việc hỗ trợ chuyển đổi số cho các dịch vụ công và do đó mang lại lợi ích cho sự phát triển nền kinh tế số của chính phủ.

B- Mảng Giáo Dục

Đây đang trở thành 1 “Động lực tăng trưởng” vô cùng thơm thơ của FPT cụ thể 11 tháng 2023 khối Giáo dục, đầu tư, khác , doanh thu 11 tháng đầu năm đạt 4.842 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi trước thuế đạt 1.735 tỷ đồng, tăng trưởng 31%.

FPT dành 29% ngân sách đầu tư năm 2023 cho mảng giáo dục, tương đương 1.700 tỷ đồng và tăng trưởng +113% YoY. Chi phí đầu tư của mảng này tương đương mức tăng trưởng kép CAGR +87,6% trong giai đoạn 2017-2023F. FPT mở 2 trường THPT mới trong năm 2022 và đặt mục tiêu mở thêm 7 trường THPT mới trên toàn quốc trong năm 2023.

Được hỗ trợ bởi sự đầu tư tích cực và nhu cầu mạnh mẽ dự đoán doanh thu giáo dục sẽ đạt 28,2 nghìn tỷ đồng vào năm 2027, tương đương với CAGR 43,0% trong giai đoạn 2022-2027. Ngoài ra, CAGR LNTT của mảng kinh doanh này sẽ đạt 45,6% trong giai đoạn 2022-2027. Do đó, LNTT của mảng này sẽ đạt gần 10.000 tỷ đồng vào năm 2027, tương ứng 40% tổng LNTT của FPT (nếu bạn nào biết tài chính đọc thấy vô cùng thơm trong bối cảnh khó khăn hiện tại của nền kinh tế)

Nói thêm là ngành giáo dục nói chung có rất nhiều dư địa để phát triển trong những năm tới. Dân số Việt Nam 100 triệu người bao gồm 20 triệu người trong độ tuổi từ 6-17 và 10 triệu trẻ em dưới 6 tuổi. Nhưng trong khi Việt Nam vượt trội về giáo dục tiểu học và trung học, kết quả của giáo dục đại học (về số học sinh tốt nghiệp có kỹ năng làm việc thực tế) lại không mấy ấn tượng.

Ngân hàng Thế giới (2022) đã báo cáo rằng tính đến năm 2019, chỉ có 1,9% dân số được theo học đại học (1,67 triệu người), thấp hơn nhiều so với Malaysia (4,0%) và Hàn Quốc (3,8%). Tương tự, tỷ lệ nhập học chung của Việt Nam (gross enrolment rate) đối với giáo dục đại học chỉ là 28,6% trong năm 2019, thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc (98%), Trung Quốc (53%) và Malaysia (43%). Báo cáo của Ngân hàng Thế giới kết luận rằng Việt Nam cần tăng cường đầu tư vào giáo dục đại học để trở thành một nền kinh tế dựa trên tri thức.

Thế mạnh về công nghệ của FPT giúp công ty có vị thế lý tưởng để cung cấp các dịch vụ giáo dục theo nhu cầu. Và nhu cầu về nguồn nhân lực (cũng như lợi nhuận từ học phí) tạo ra động lực cho FPT làm điều đó. Do đó, FPT tiếp tục mở rộng hệ sinh thái giáo dục đa dạng bao gồm mọi cấp độ với nhiều ngành học khác nhau và tăng cường sự hiện diện trên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc.

Mảng kinh doanh này không chỉ mang lại biên lợi nhuận cao nhất trong các phân khúc mà còn hỗ trợ cho các ngành kinh doanh khác của công ty bằng cách đào tạo nhân lực chất lượng cao – nguồn lực chủ chốt của FPT, cả hiện tại và tương lai.

C-Mảng Viễn Thông duy trì ổn định

Khối Dịch vụ Viễn thông của FPT ghi nhận doanh thu 11 tháng đạt 14.379 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. LNTT tăng gần 11% lên 2.854 tỷ đồng. Nhìn có vẻ đây là mảng có vẻ tăng trưởng kém nhất 3 mảng nhưng đây là “ước mơ” của rất nhiều các DN lớn trong nền kinh tế hiện tại nếu tách riêng FPT Telecom ra làm 1 cty độc lập và mảng viễn thông là mảng sát sườn hỗ trợ đắc lực cho mảng CNTT và mảng giáo dục phát triển.

Sơ lược FPT Telecom là công ty viễn thông lớn thứ ba tại Việt Nam, chỉ đứng sau hai ông lớn của nhà nước là Viettel và VNPT. Mảng kinh doanh viễn thông bao gồm băng thông rộng cố định; dịch vụ truyền hình trả phí đang phát triển nhanh, trong đó FPT là một trong những nhà cung cấp hàng đầu, các sản phẩm nhà thông minh, hệ sinh thái truyền thông kỹ thuật số. Mảng kinh doanh viễn thông chiếm 33% tổng doanh thu năm 2022 của FPT, mang lại biên lợi nhuận trước thuế cao, 19%.

FPT telecom là nhà cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng cố định lớn thứ ba tại Việt Nam với 18,8% thị phần về số lượng hợp đồng, chỉ đứng sau VNPT (40,57%) và Viettel (40,14%) trong năm 2022. FPT Telecom xếp thứ ba trong số các nhà cung cấp trong nước về thị phần trung tâm dữ liệu, chỉ đứng sau VNPT IDC (8 trung tâm) và Viettel IDC (5 trung tâm). Ngoài ra, FPT được xếp hạng là công ty lớn thứ ba trên thị trường phát trực tuyến (streaming) về tương quan truyền thông (Share of Voice), chỉ đứng sau Netflix, Vieon.

Tăng trưởng lợi nhuận của mảng viễn thông chủ yếu được thúc đẩy bởi dịch vụ truyền hình trả phí (tức FPT Play). Đến cuối năm 2021, Việt Nam có 17 triệu thuê bao truyền hình trả phí, trong đó Truyền hình trực tuyến (OTT) là 3,7 triệu, gấp 3,5x so với năm 2020 (1 triệu). Quy mô thị trường xét về doanh thu là khoảng 9 nghìn tỷ đồng. FPT cho biết doanh nghiệp có ~35 triệu thuê bao. Như vậy, giả định FPT có khoảng 3 triệu thuê bao trả phí, chiếm khoảng 17,6% thị phần.

Ban lãnh đạo FPT Telecom đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của mảng viễn thông là +20% mỗi năm trong ba năm tới để đạt được 1 tỷ USD vào năm 2025 và các năm sau này mục tiêu tương đối khả thi nhờ hệ sinh thái của tập đoàn FPT vào trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data) và phân tích dữ liệu (analytics) là động lực FPT Telecom phát triển thời gian tới.

D- Tình hình tài chính FPT

Dự báo doanh thu hợp nhất của FPT sẽ đạt CAGR là 25,0% trong giai đoạn 2022-2027, nhờ vào mảng công nghệ và giáo dục hiện tại 2023 thấy rất rõ. FPT tiềm năng lớn cho việc cải thiện biên lợi nhuận trước thuế trong trong thời gian tới khi mảng giáo dục có biên lợi nhuận cao vượt trội so với các mảng kinh doanh còn lại về mặt doanh thu và LNTT.

Lợi nhuận của FPT đã cải thiện cùng với hiệu quả hoạt động được nâng cao. Kể từ năm 2019, các chỉ số lợi nhuận của FPT đã dần được cải thiện nhờ vòng quay tài sản và biên lợi nhuận ròng tăng. Sự cải thiện này sẽ kéo dài trong năm 2023 và những năm tiếp theo. ROE năm 2023 của FPT gần 24%, cao hơn nhiều so với trung vị ROE của các công ty cùng ngành trong khu vực là 20% và trong nền kinh tế là 1 con số thuộc loại Top. Tình hình tài chính tương đối lành mạnh. FPT đã giảm đáng kể đòn bẩy tài chính trong năm 2022, có thể là để đối phó với việc lãi suất tăng.

Dòng tiền mạnh dù chi phí đầu tư tăng, dòng tiền tự do của FPT sẽ duy trì ở mức cao trong suốt giai đoạn 2022-2027. Trong năm 2023, vốn đầu tư của FPT tăng 80% YoY, chủ yếu nhờ mảng giáo dục có biên lợi nhuận cao, điều này sẽ thúc đẩy biên lợi nhuận ròng trong tương lai. FPT dành ra 29% ngân sách đầu tư năm 2023 cho giáo dục, tương đương 1.700 tỷ đồng và tăng 113% YoY. Ước tính tổng chi phí đầu tư sẽ tăng trưởng với CAGR là 22,4% trong năm năm tới, đạt 8.843 tỷ đồng vào năm 2027 tất nhiên nhờ “đầu tư đúng chuẩn và mạnh bạo” trái ngọt thu được từ mảng Giáo dục và CNTT rõ thấy.

P/S: Anh Trương Gia Bình từ ĐHCĐ năm nay và chia sẻ nhiều forum diễn đàn FPT còn đặt mục tiêu cao hơn đó là trở thành tổ chức kiến tạo hạnh phúc:

“FPT cũng đặt mục tiêu đầy tham vọng mang tên “Mục tiêu 135”, đó là 13 năm nữa, vào năm 2035, FPT sẽ có một triệu nhân viên chuyển đổi số Việt Nam và thế giới ”.

Đây mục tiêu hết sức tham vọng tầm thế giới chỉ đếm trên đầu ngón tay các doanh nghiệp thế giới hiện tại đạt mục tiêu này. (Walmart có tới 2,3 triệu nhân viên, Amazon 1,6 triệu người, Tập đoàn Xăng dầu Quốc gia Trung Quốc với 1,45 triệu người, Công ty Foxconn của Đài Loan cũng nằm trong danh sách nhà tuyển dụng nhiều lao động nhất thế giới với 1,29 triệu người)

Chiến lược FPT 2023-2025 được mang tên " DC5-135" . DC5 là viết tắt của Digital Conglomerate 5.0 là tổ hợp số nhằm kiến tạo hạnh phúc cho mỗi con người, thành công cho mỗi tổ chức và mang lại giá trị cho cổ đông.

Mới đây trong hai buổi làm việc với Chủ tịch kiêm CEO của NVIDIA, Jensen Huang, anh Trương Gia Bình cho biết công nghệ AI, Chip, điện tử là một trong những yếu tố then chốt để Việt Nam đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới. FPT cũng đã có những sản phẩm trí tuệ nhân tạo.Trong lĩnh vực bán dẫn, đến nay, sản phẩm chip nguồn của FPT đã qua giai đoạn nghiên cứu phát triển, đến giai đoạn sản xuất hàng loạt. FPT đã nhận được 70 triệu đơn hàng chip trên toàn thế giới cho đến năm 2025.

Việc tham gia các lĩnh vực mới nhất tăng trưởng tốt nhất thế giới và đang được cả quốc gia hỗ trợ tạo ra lợi thế cạnh tranh đang giúp FPT vươn mình thành Big Boy toàn cầu. Chắc chắn giá cổ phiếu sẽ lập đỉnh cao mới hiện tại Market Cap FPT hơn 5 tỷ $ sớm đạt mốc 2 chữ số tương lai gần.

Xin 1 lần nữa chúc FPT ngày càng phát triển đóng góp nhiều cho cộng đồng cũng như cho đất nước.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
135.10 +0.50 (+0.37%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả