menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Sơn Tuấn

Doanh nghiệp điện than, khí: Thách thức phía trước

Giới đầu tư kỳ vọng nhóm cổ phiếu năng lượng trong nước có thể hưởng lợi từ thông tin khủng hoảng năng lượng trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy một bức tranh rất khác.

Để chia sẻ khó khăn với người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ thực hiện giảm 10% tiền điện trên hoá đơn đợt 5 cho các khách hàng sử dụng điện trên địa bàn thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trong vòng 3 tháng, từ tháng 9 - 11/2021.

Với cơ chế đặc thù của ngành điện hiện nay, EVN là đơn vị mua duy nhất từ các nguồn phát điện và là đơn vị bán duy nhất, tập đoàn này có thể sẽ phải cân đối tài chính theo hướng giữ ổn định, thậm chí giảm giá mua điện từ các nhà máy. Điều này sẽ là bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất điện trong nước và rõ ràng là khó hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc và châu Âu.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng năng lượng tại nhiều khu vực trên thế giới đang tiếp tục tạo áp lực tăng giá khí và giá than. Theo dữ liệu từ Trading Economics, giá khí tự nhiên cao gấp 2,45 lần so với hồi đầu năm, hiện đang giao dịch ở vùng 6,2 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh. Giá than đang giao dịch vùng 269,5 USD/tấn, gấp 3,35 lần so với đầu năm.

Doanh nghiệp điện than, khí: Thách thức phía trước

Theo các chuyên gia Bloomberg, khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch, nhu cầu về điện tăng lên và đã có tình trạng thiếu hụt ở châu Âu và châu Á. Ngoài ra, giá khí đốt tự nhiên cũng tăng mạnh do nhu cầu cao đột biến. Tại Mỹ, các công ty điện, nước đang chuyển sang sử dụng khí đốt và dự kiến nhu cầu than sẽ tăng thêm khoảng 23% trong năm nay.

Tại Trung Quốc, Chính phủ nước này đang yêu cầu các công ty quốc doanh phải đảm bảo nguồn cung năng lượng trong mùa đông bằng mọi giá, dự báo giá than và khí sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, thậm chí có thể tăng cao hơn trong những tháng cuối năm 2021.

Với việc khí và than là hai nguyên liệu chủ yếu trong quá trình sản xuất nhiệt điện, giá khí và giá than tăng mạnh tạo áp lực gia tăng chi phí lên các doanh nghiệp nhiệt điện trong quý IV/2021.

Giá than và khí tăng mạnh đã khiến một số công ty kinh doanh dưới giá vốn trong nửa đầu năm. Chẳng hạn, lợi nhuận gộp của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC) âm 45,95 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp của Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa (mã BTP) âm 12,93 tỷ đồng. Trong khi đó, biên lợi nhuận gộp của Nhiệt điện Hải Phòng (mã HND) giảm từ mạnh 15,98% về còn 6,2%; biên lợi nhuận gộp của Nhiệt điện Nhơn Trạch 2 (mã NT2) giảm từ 15,08% về còn 6,76%; biên lợi nhuận gộp của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (mã POW) giảm từ 14,96% về còn 12,97%.

Dù nhu cầu điện năng có thể được cải thiện tích cực trong quý IV khi nền kinh tế đi vào giai đoạn “bình thường mới”, cộng đồng doanh nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất nhưng với “khó khăn kép” về cả chi phí đầu vào và giá bán, việc tăng tốc lợi nhuận trong quý cuối năm để bù đắp cho đà sụt giảm mạnh của ba quý đầu năm là thách thức lớn với các doanh nghiệp nhiệt điện.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
8 Yêu thích
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại