24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nhật Long
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cùng kinh doanh gạo vì sao có doanh nghiệp lãi đậm, có doanh nghiệp lại lỗ ròng?

Các “ông lớn” ngành gạo ghi nhận 1 năm kinh doanh trái chiều khi Vinafood 2 nhận “trái ngọt”, Trung An báo lỗ còn Lộc Trời có lợi nhuận đi lùi.

Năm 2024 được nhận định là năm có nhiều thuận lợi cho ngành gạo Việt Nam khi nhu cầu thị trường thế giới ở mức cao nhưng nguồn cung vẫn thiếu hụt. Thực tế đã cho thấy, ngay trong những ngày đầu năm thị trường lúa gạo toàn cầu vẫn đang tiếp tục "nóng" khi giá gạo ở mức cao. Điều này đã và đang giúp lúa gạo Việt Nam hưởng lợi bởi nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã trúng các gói thầu xuất khẩu lớn với giá cao, điển hình là việc 7 doanh nghiệp trúng 10/17 gói thầu từ Indonesia vào cuối tháng 1/2024.

Trước đó, trong năm 2023 ngành gạo Việt Nam đã kinh doanh thành công ngoài mong đợi khi xuất khẩu lập kỷ lục 4,78 tỷ USD, tăng 38,4% so với năm 2022. Kết quả này có được do ngành gạo Việt Nam đã tận dụng thời cơ thị trường thiếu hụt và gia tăng xuất khẩu với giá cao.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo, theo đánh giá chung của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), 2023 là một năm thành công song không phải doanh nghiệp nào cũng có lãi. Vậy trong năm qua, các “ông lớn” ngành gạo đã kinh doanh ra sao?

Vinafood 2 - lợi nhuận vượt kế hoạch

Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đã có 1 năm kinh doanh thành công khi doanh thu và lợi nhuận vượt xa so với kế hoạch đề ra trong năm 2023.

Cụ thể, theo báo cáo của Vinafood 2, năm 2023 doanh nghiệp này đã đạt tổng doanh thu 23.000 tỷ đồng, đạt 150,46% so với kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế khoảng 121 tỷ đồng đạt 120,46% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế đạt 62,7 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ năm trước - đây là kỷ lục lợi nhuận của Vinafood 2 kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán.

Đáng chú ý, trong năm 2023, Vinafood 2 đã bán ra 1.531.003 tấn gạo, đạt 169,83% so kế hoạch năm, bằng 130,71% so với cùng kỳ (trong đó xuất khẩu với sản lượng 1.273.860 tấn).

Để có kết quả trên, từ cuối năm 2022 Vinafood 2 đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023, kịp thời triển khai đến các đơn vị, giao kế hoạch phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh của từng đơn vị; đồng thời theo dõi, báo cáo hàng tuần tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của các đơn vị trong toàn Tổng công ty để kịp thời tháo gỡ và chấn chỉnh nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Tổng công ty cũng thực hiện tốt công tác thông tin dự báo; đưa ra những nhận định tương đối chính xác kịp thời, tránh được những thiệt hại do diễn biến bất thường của thị trường.

Trong kế hoạch năm 2024, Vinafood 2 đề ra các mục tiêu gồm: Đảm bảo mua vào quy gạo 936.000 tấn, tăng 103,25% so với kế hoạch năm 2023, xuất khẩu đạt 428,511 triệu USD, tăng 128,26% so với kế hoạch 2023. Doanh thu đạt 17.105,500 tỷ đồng đạt 111,62% so kế hoạch 2023, lợi nhuận toàn Tổng công ty lãi 105,160 tỷ đồng.

Trung An - lỗ nặng nhất trong lịch sử kinh doanh

Trong khi đó, Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An lại ghi nhận một năm kinh doanh không mấy thành công.

Theo báo cáo tài chính mới của Trung An được công bố gần đây, năm 2023 Trung An dù ghi nhận doanh thu đạt 4.484 tỷ đồng, tăng 18% nhưng lại lỗ sau thuế hơn 19 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2022 lãi hơn 75 tỷ đồng). Đây cũng là lần đầu tiên doanh nghiệp này báo lỗ kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán.

Theo giải thích từ Trung An, doanh nghiệp này ghi nhận lỗ kỷ lục là do trong năm 2023 vừa qua ngoài việc lỗ tỷ giá thì các chi phí gồm chi phí bán hàng, chi phí tài chính đều tăng vọt.

Công ty CP XNK An Giang - lỗ ròng 208 tỷ đồng

Một doanh nghiệp khác ghi nhận lỗ nặng là Công ty CP XNK An Giang (Angimex). Theo đó, mặc dù trong quý III/2023 doanh nghiệp này đã có lãi trở lại trong sau 6 quý liên tiếp thua lỗ, nhưng trong quý IV/2023, doanh thu thuần của Angimex chỉ đạt 243 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ.

Kinh doanh dưới giá vốn khiến Công ty lỗ gộp 3,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi. Khấu trừ các chi phí, Angimex lỗ ròng 156 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng). Kết quả bết bát quý IV kéo khoản lỗ ròng cả năm 2023 của Angimex lên 208 tỷ đồng (năm 2022 lỗ kỷ lục 234 tỷ đồng).

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 2023 như doanh thu thuần giảm đến 77% so với năm trước, đạt 788 tỷ đồng; biên lãi gộp co hẹp từ mức 5% xuống còn 2%; chi phí lãi vay tăng 18% lên hơn 111 tỷ đồng.

Được biết, năm 2023, doanh nghiệp ngành gạo này lên kế hoạch doanh thu đạt 1.123 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 12 tỷ đồng. Như vậy, kết quả sản xuất kinh doanh trên, Angimex còn cách rất xa mục tiêu đã đề ra.

Trong năm 2024, theo kế hoạch công bố, Angimex đặt mục tiêu tham vọng với doanh thu đạt 2,854 tỷ đồng, gấp 3,6 lần thực hiện năm 2023 và dự kiến lãi trước thuế 27 tỷ đồng.

Lộc Trời - doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm

Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời ghi nhận doanh thu thuần trong quý IV/2023 đạt 5.819 tỷ đồng, tăng tới 90% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế cả năm 2023, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 16.069 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2022.

Mặc dù doanh thu tăng mạnh nhưng dưới sự bào mòn của giá vốn và các khoản chi phí nên sau thuế, Lộc Trời báo lãi giảm 35,6% so với cùng kỳ còn hơn 265 tỷ đồng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
7.70 -0.10 (-1.28%)
4.60 +0.30 (+6.98%)
3.39 +0.04 (+1.19%)
34.00 +0.20 (+0.59%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả