Cổ phiếu ngân hàng chuyển động ra sao trong tháng 8?
Với làn sóng Covid-19 thứ 2 được kiểm soát tốt, cổ phiếu ngân hàng trở nên lạc quan với thanh khoản lẫn thị giá đều tăng.
Kết thúc phiên 31/08, chỉ số VN-Index tăng 83.26 điểm, tương đương tăng 10% so với cuối tháng 31/07, đóng cửa ở mức 881.65 điểm. Dữ liệu VietstockFinance cho thấy, chỉ số ngành ngân hàng vào cuối phiên 31/08 theo đó cũng tăng 27.68 điểm, tương đương tăng 13% so với cuối phiên 31/07, lên mức 243.93 điểm.
Vốn hóa ngân hàng tăng thêm gần 108,000 tỷ đồng
Giá trị vốn hóa của nhóm ngân hàng đã tăng 107,965 tỷ đồng, lên mức 957,035 tỷ đồng (tính đến phiên 31/08), tương đương tăng 13% so với mức 849,070 tỷ đồng của phiên cuối tháng trước 31/07.
Về phía 3 “ông lớn” gốc Nhà nước, với mức tăng 21%, VietinBank (CTG) là nhà băng có vốn hóa tăng mạnh nhất. Cùng với đó, BIDV (BID (HM:BID)) và Vietcombank (HM:VCB) ghi nhận mức tăng lần lượt 12% và 9%.
Đồng thời, vốn hóa của những ngân hàng cổ phần tư nhân như HDB (+18%), STB (+11%), VPB (+16%), MBB (+14%), TCB (+17%), EIB (HM:EIB) (+4%) cũng tăng so với phiên 31/07. Tăng mạnh nhất là VIB với mức tăng 22%, nhiều khả năng là nhờ tác động tích cực từ luồng thông tin ngân hàng này đã nộp hồ sơ và chuẩn bị niêm yết lên sàn HOSE.
Vốn hóa của VBB có xu hướng biến động trái chiều so với tình hình chung của thị trường khi mà trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ hai bùng phát trong tháng 07 thì nhà băng này lại có vốn hóa tăng. Tuy nhiên, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, vốn hóa của nhà băng này lại sụt giảm 5% so với thời điểm cuối tháng 07.
Ngày 25/08/2020, ACB (HN:ACB) thông báo đã phân phối gần 499 triệu cp để trả cổ tức năm 2019 cho cổ đông . Do đó, đây là lý do Ngân hàng có thị giá giảm mạnh nhất trong tháng 08 ở mức 6%.
TB vẫn giữ vị trí dẫn đầu về thanh khoản
Nhìn vào thanh khoản cổ phiếu ngân hàng trong tháng qua, đã có hơn 59 triệu cp/ngày được chuyển giao, tăng 16% so với tháng 7, tương ứng với giá trị giao dịch gần 1,087 tỷ đồng/ngày, tăng 21% so với tháng trước.
Sacombank (STB) vẫn giữ vị trí đứng đầu về thanh khoản với gần 9 triệu cp/ngày được giao dịch trong tháng 8, tuy nhiên con số này vẫn giảm 11% so với tháng trước. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp, STB dẫn đầu về thanh khoản trong nhóm ngân hàng.
Xét về giá trị tương đối, trong số các nhà băng có thanh khoản giảm như EIB (-73%), KLB (-91%), HDB (HM:HDB) (-14%), TCB (HM:TCB) (-%), KLB là ngân hàng có thanh khoản giảm mạnh nhất, chỉ còn 12,407 cp/ngày được giao dịch trong tháng 08, giảm 91% so với tháng trước.
Ngược lại, TPB là ngân hàng có thanh khoản tăng mạnh nhất (gấp 14.9 lần) với hơn 1 triệu cp/ngày được giao dịch, trong khi tháng trước ngân hàng này có thanh khoản giảm mạnh nhất. Đứng vị trí thứ hai về tốc độ tăng thanh khoản lại là VBB với 1,521 cp/ngày được giao dịch, gấp 4 lần so với tháng 07.
Trong tháng 8, khối ngoại đã bán ròng hơn 28 triệu cp ngành ngân hàng, trong khi tháng trước mua ròng 304,820 cp. Nếu tính theo giá trị giao dịch, khối ngoại bán ròng gần 1,048 tỷ đồng, gấp 3 lần so với tháng trước.
VietinBank là nhà băng vừa có khối ngoại bán ròng mạnh nhất về khối lượng với 27.6 triệu cp, vừa có giá trị bán ròng lớn nhất với hơn 686 tỷ đồng. Trong khi tháng trước ngân hàng có khối ngoại mua ròng 4.5 triệu cp, với giá trị mua ròng gần 108 tỷ đồng. Xếp sau Vietinbank (HM:CTG) về khối lượng bán ròng và giá trị bán ròng là Vietcombank, với 4.6 triệu cp, giá trị 385 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, BID, BVB, CTG, EIB, LPB, MBB (HM:MBB), SHB (HN:SHB), VIB là nhà băng còn lại có khối ngoại bán ròng.
Ngược lại, Sacombank (HM:STB) là ngân hàng có khối ngoại mua ròng mạnh nhất về khối lượng với gần 5 triệu cp, giá trị đạt gần 53 tỷ đồng, tăng 69% về khối lượng và 60% về giá trị.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận