Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay 10/1: FCN, LCG và VCB
Yuanta vẫn cho rằng VCB là ngân hàng có chất lượng tốt nhất tại Việt Nam và duy trì khuyến nghị mua.
Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) là doanh nghiệp hàng đầu trong xây lắp nền móng và công trình ngầm phục vụ xây dựng nhà cao tầng, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
Với hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, phát triển hạ tầng tại Việt Nam, và dần mở rộng sang các quốc gia Đông Nam Á. Các dự án đã tham gia tiêu biểu như: Metro Line 3 Hà Nội, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn, Dự án thép Hòa Phát Dung Quất, Metro tuyến 1 Bến Thành, Cảng Thilawa (Myanmar), …
9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần và lãi ròng sau thuế cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 1.830 tỷ đồng và 11 tỷ đồng, lần lượt giảm 16,9% và 18,6% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 13,4% lên 17,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu xét riêng quý III, biên lợi nhuận gộp giảm 0,7% so với cùng kỳ do tiến độ thi công dự án bị kéo dài khiến giá vốn hàng bán tăng; chi phí tài chính tăng 19% so với cùng kỳ, do chi phí lãi vay tăng 18% so với cùng kỳ; doanh thu tài chính giảm 38% so với cùng kỳ, do phần lãi từ bán khoản đầu tư giảm (năm 2022 ghi nhận khoản thoái vốn dự án điện mặt trời Vĩnh Hảo 6).
Hiện FCN đang tiếp tục hoàn thành các gói thầu lớn, MASVN ước tính lượng backlog (chưa hoàn thành) khoảng 4.000 tỷ đồng, các dự án tiêu biểu như: Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4, tổng giá trị gói thầu khoảng 889 tỷ đồng, đảm nhiệm các hạng mục thi công nền móng và hạ tầng; Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II, giá trị gói thầu khoảng 1.125 tỷ đồng với các nhiệm vụ như: thi công cọc kho than, cống hộp đúc sẵn,...; Dự án Sân bay Long Thành, FCN phụ trách nền móng với tổng giá trị gói thầu khoảng 410 tỷ đồng.
Ngoài ra, nhiều dự án đang triển khai như: Bến cảng số 5,6 Lạch Huyện (thực hiện cọc đất gia cố xi măng), Hòa Phát – Dung Quất giai đoạn 2 (xử lý nền, thi công cọc nhồi), Metro Line 3 Hà Nội (tham gia xử lý nền, móng, hầm nối), Tuyến Km91+800 – Km114+200, đoạn Hậu Giang – Cà Mau thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam (thi công nền đường, cống thoát nước ngang,...)
Năm 2023, MASVN dự phóng doanh thu và lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 2.714 và 26 tỷ đồng, giảm 10,8% và 35% so với cùng kỳ. Năm 2024, MASVN dự phóng doanh thu và lãi ròng đạt 3.177 và 89 tỷ đồng, tăng 17% và 242% so với cùng kỳ: biên lợi nhuận gộp giảm từ 17% xuống 16% vì MASVN dự báo giá thép xây dựng (nguyên vật liệu chiếm hơn 30% giá vốn hàng bán của FCN) tăng 8% so với cùng kỳ; doanh thu mảng xây lắp đạt 2.731 tỷ tăng 16% so với cùng kỳ; doanh thu mảng điện tăng 17% so với cùng kỳ; doanh thu tài chính và chi phí tài chính giảm 32% và 17% so với cùng kỳ.
EPS forward 2024 ước đạt 567 đồng/cổ phiếu, tương ứng P/E forward ở mức 26.3 lần. MASVN đánh giá tích cực dành cho FCN đồng thời đưa ra khuyến nghị mua cho mã cổ phiếu này.
Công ty Cổ phần Lizen (HoSE: LCG) là tập đoàn đầu tư - xây dựng công trình giao thông - hạ tầng kỹ thuật và công nghiệp hàng đầu Việt Nam và khu vực. LCG hoạt động chính trong 3 lĩnh vực: hạ tầng giao thông, bất động sản, năng lượng tái tạo.
Quý III/2023, LCG ghi nhận doanh thu thuần đạt 477 tỷ đồng, (tăng 163% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 24 tỷ đồng (giảm 22% so với cùng kỳ). Điều này do trong quý III/2022 LCG ghi nhận doanh thu tài chính từ hoạt động chuyển nhượng vốn, nhưng năm nay không ghi nhận khiến lợi nhuận giảm. Lũy kế 9 tháng năm 2023, LCG ghi nhận doanh thu và LNST lần lượt đạt 1.197 tỷ đồng (tăng 57% so với cùng kỳ) và 55 tỷ đồng (giảm 66% so với cùng kỳ).
Giá trị hợp đồng chưa thực hiện (backlog) lớn: ước tính giá trị backlog trong năm 2023 LCG đạt mức hơn 6.000 tỷ đồng với nhiều hợp đồng lớn như: XL-02 Vũng Áng – Bùng (1.275 tỷ đồng), XL-01 Nha Trang – Vân Phong (2.745 tỷ đồng), cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (1.411 tỷ đồng), Vành đai 4- Hà Nội (1.253 tỷ đồng), Tân Phúc - Võng Phan, Hưng Yên (845 tỷ đồng), ... Đây là động lực quan trọng giúp LCG đảm bảo nguồn doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm tới.
Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu đang ở mức thấp 27% (nhờ công ty chuyển nhượng các dự án năng lượng năm 2022), thấp hơn trung bình của các công ty cùng ngành. Đây là một lợi thế giúp LCG có nhiều cơ hội tham gia vào các dự án khác.
LCG đang tập trung triển khai hai dự án điện gió Thăng Hưng - Gia Lai và Đình Lập - Lạng Sơn, với tổng giá trị đầu tư 776 tỷ đồng và dự kiến tập trung nguồn tiền đầu tư từ cuối năm 2023. Đây là mảng kỳ vọng đem về cho LCG nguồn doanh thu ổn định trong tương lai.
Năm 2023, MASVN dự phóng doanh thu LCG đạt 1.719 tỷ đồng (tăng 71%so với cùng kỳ), lãi ròng đạt 86 tỷ đồng (giảm 58% so với cùng kỳ). Năm 2024 doanh thu và lãi ròng lần lượt đạt 2.808 tỷ đồng (tăng 63% so với cùng kỳ) và 164 tỷ đồng (tăng 67% so với cùng kỳ) 1) Biên lợi nhuận cải thiện từ 12,8% lên 13% (2023) và 13,4% (2024) nhờ tháo gỡ vấn đề về cung nguyên vật liệu 2) Ước tính doanh thu ghi nhận chủ yếu từ các dự án: XL-01 Nha Trang – Vân Phong, XL-02 Vũng Áng – Bùng, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Diễn Châu – Bãi Vọt, …
MASVN ước tính EPS forward 2024 đạt 863 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức P/E forward ở mức 14,1 lần. MASVN đánh giá tích cực dành cho LCG đồng thời khuyến nghị mua mã cổ phiếu này.
VCB: Yuanta khuyến nghị mua
LNTT sơ bộ quý IV/2023 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HoSE: VCB) đạt 11,7 nghìn tỷ đồng (tăng 29% so với quý trước/ nhưng giảm 6% so với cùng kỳ). LNTT sơ bộ năm 2023 đạt 41,2 nghìn tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ), đạt 91% dự báo của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam. Kế hoạch kinh doanh năm 2024, VCB đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng LNTT ít nhất 10% trong năm 2024. Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản ít nhất 8% so với cùng kỳ và tăng trưởng tín dụng ít nhất 12% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng tín dụng này kém xa mục tiêu 15% của toàn ngành được NHNN giao trong năm 2024.
VCB báo cáo tổng dư nợ là 1,27 triệu tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành là 13,5%. Tiền gửi của VCB tăng 12,1% so với cùng kỳ đạt 1,41 triệu tỷ đồng trong năm 2023.
ROE sơ bộ đạt 21,7% và ROA là 1,78% trong năm 2023, thấp hơn một chút so với dự báo của Yuanta là 22,1% đối với ROE và 1,89% đối với ROA.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của VCB là 0,97% (giảm 24 điểm cơ bản so với quý trước/tăng 29 điểm cơ bản so với cùng kỳ) vẫn thuộc nhóm thấp nhất trong ngành. VCB đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5% trong năm 2024. Tỷ lệ nợ nhóm 2 vào khoảng 0,42% (giảm 22 điểm cơ bản so với quý trước /tăng 6 điểm cơ bản so với cùng kỳ) tại thời điểm cuối quý IV/2023.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm xuống 185% (giảm 85 điểm cơ bản so với quý trước /giảm 47 điểm cơ bản so với cùng kỳ) tại thời điểm cuối quý IV/2023.
Yuanta vẫn cho rằng VCB là ngân hàng có chất lượng tốt nhất tại Việt Nam và duy trì khuyến nghị mua.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận