Cổ phiếu hàng không HVN và ACV
Người sử dụng dịch vụ bay của Vietnamairlines ít ai để ý rằng Tổng công ty Hàng không Việt Nam (mã cổ phiếu HVN) chỉ cung cấp dịch vụ bay còn quản lý cảng hàng không lại là Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (mã cổ phiếu Upcom ACV). Năm 2020 là một năm khó khăn. Có thể tìm hiểu qua số liệu tài chính của hai công ty như sau.
1. Cổ phiếu HVN
Hoạt động chủ yếu là dịch vụ bay, một số dịch vụ mặt đất như kĩ thuật, đào tạo, nhiên liệu, hàng hoá, suất ăn
Vốn CSH 14.183 tỷ đồng (cổ đông nhà nước 86,19%, ANA Nhật Bản 8,77%, khác 5,04%)
Nợ phải trả 49.410 tỷ đồng (vay và nợ thuê tài chính 31.481 tỷ đồng)
Đầu tư công ty con 4.500 tỷ đồng (15 công ty, trong đó nắm 68,85% cổ phần Pacific Airlines).
TSCĐ nguyên giá 76.500 tỷ đồng, giá trị còn lại 41.814 tỷ đồng. Trong đó, nguyên giá máy bay 28.709 tỷ đồng, nguyên giá thuê tài chính 46.845 tỷ đồng (chủ yếu thuê máy bay, động cơ).
Khấu hao 2020 là 2.665 tỷ đồng (trong đó 1.305 tỷ đồng khấu hao thuê tài chính)
Doanh thu 30.679 tỷ đồng (giảm 58% so với 2019) trong đó vận chuyển hành khách 73% (2019 là 82%)
Doanh thu hoạt động tài chính 1.938 tỷ đồng (cổ tức 1.390 tỷ đồng)
Chi phí lãi vay 804 tỷ đồng (2019 là 1.334 tỷ đồng)
Chi phí nhân công 2.471 tỷ đồng (bằng 45% so với 2019)
Chi phí nhân viên bán hàng và quản lý 481 tỷ đồng, bằng 1,6% doanh thu (2019 là 1.218 tỷ đồng bằng 1,7% doanh thu)
Lợi nhuận âm 8.755 tỷ đồng (năm 2019 lãi 2.418 tỷ đồng)
2. Cổ phiếu ACV
Hoạt động chủ yếu là dịch vụ cảng hàng không (hành khách, soi chiếu, quầy thủ tục, dịch vụ mặt đất, hỗ trợ đảm bảo bay).
Vốn CSH 21.772 tỷ đồng (cổ đông nhà nước 95,4%, khác 4,6%)
Nợ phải trả 19.310 tỷ đồng (vay 15.593 tỷ đồng
Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn 33.120 tỷ đồng (59% tổng tài sản)
Đầu tư công ty con không đáng kể (60 tỷ đồng), chủ yếu là công ty liên kết, liên doanh (2.190 tỷ đồng)
TSCĐ nguyên giá 42.811 tỷ đồng, giá trị còn lại 14.287 tỷ đồng
Khấu hao 2020 là 3.022 tỷ đồng
Doanh thu 7.793 tỷ đồng (giảm 58% so với 2019). Trong đó, dịch vụ phi hàng không chiếm 17% (2019 là 12%)
Doanh thu hoạt động tài chính 2.432 tỷ đồng (chủ yếu là lãi tiền gửi)
Chi phí lãi vay không đáng kể (mỗi năm chưa đến 100 tỷ đồng) do nhiều tiền mặt
Chi phí nhân công 2.218 tỷ đồng (bằng 73% so với 2019)
Chi phí nhân viên bán hàng và quản lý 486 tỷ đồng, bằng 6,2% doanh thu (2019 là 712 tỷ đồng bằng 3,9% doanh thu)
Lãi 2020 là 1.712 tỷ đồng (năm 2019 lãi 8.042 tỷ đồng)
3. Nhận xét:
a. Vốn CSH của HVN chỉ bằng 2/3 ACV. Cả hai đều do nhà nước nắm giữ phần lớn. Cổ phiếu thực tế giao dịch trên sàn chỉ ~5% (là của các cổ đông lẻ).
b. Nợ phải trả của HVN gấp 2,5 lần ACV. Trong khi HVN thiếu tiền, chi phí lãi vay lớn thì ACV thừa tiền rất nhiều, gửi lấy lãi.
c. Lãi ACV rất lớn so với HVN. Năm 2019 HVN lỗ lớn, thì ACV vẫn lãi dù chỉ bằng 1/5 so với 2019.
d. ACV lãi tốt nên TSCĐ nguyên giá chỉ hơn một nửa của HVN mà khấu hao nhiều hơn.
e. Covid ảnh hưởng đến HVN nhiều hơn so với ACV. Người lao động HVN bị mất việc, giảm thu nhập nhiều hơn so với ACV.
g. Chính sách thoái vốn vô cùng khó khăn, càng không thoái được trên sàn. Các công ty cổ phần thiếu linh hoạt. Trong trường hợp này HVN bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận