Cổ phiếu CTD: Tăng trưởng mạnh nhờ xây dựng công nghiệp
Mời nhà đầu tư theo dõi phân tích.
1, Key đầu tư chính
- Tài chính lành mạnh: Cơ cấu tài sản rất an toàn, sở hữu hơn 3200 tỷ đồng tiền mặt và nợ ngắn hạn và dài hạn chỉ dưới 1000 tỷ đồng. Điều này tạo ra một lợi thế cạnh tranh rất lớn ở giai đoạn kinh tế khó khăn khi công ty có thể tận dụng tiền mặt để duy trì hoạt động và tận dụng cơ hội mới.
- Tái cơ cấu thành công: Từ năm 2019 đến nay, CTD đã trải qua một quá trình tái cơ cấu sâu rộng. Quý vừa qua là quý đầu tiên trong nhiều quý gần đây CTD báo lãi sau thuế trên 100 tỷ đồng và biên lợi nhuận gộp đạt 4.7%, biên lợi nhuận sau thuế đạt 2.25%.
- Chuyển dịch về mảng xây dựng công nghiệp: CTD đang chuyển dịch cơ cấu doanh thu từ xây dựng dân dụng sang xây dựng công nghiệp. Tỷ trọng doanh thu từ xây dựng công nghiệp đã tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 35% trong năm 2023.
2, Lợi thế cạnh tranh
- Tiền mặt dồi dào: Giúp CTD duy trì hoạt động và đầu tư vào các dự án mới khi thị trường suy yếu.
- FDI mạnh mẽ: Các doanh nghiệp FDI như Lego, Pandora, PepsiCo có tình hình tài chính tốt hơn các doanh nghiệp trong nước, giảm rủi ro công nợ cho CTD.
- Hợp đồng xây dựng công nghiệp: Các dự án công nghiệp thường có biên lợi nhuận gộp cao hơn so với xây dựng dân dụng, giúp tăng biên lợi nhuận tổng thể của CTD.
- Mua Lại Công Ty M&E và Công Ty Kính: CTD đã mua lại 100% cổ phần của hai công ty trong lĩnh vực cơ điện và nhôm kính. Đây là chiến lược mở rộng chuỗi giá trị, giúp CTD tăng biên lợi nhuận gộp và giảm chi phí trong quá trình xây dựng.
3, Rủi ro và thách thức
- Nợ xấu tăng: Nợ xấu của CTD đã tăng lên đáng kể trong quý 1 năm 2024, đạt 2266 tỷ đồng. Đây là một điểm đáng lo ngại, cần theo dõi sát sao.
- Tái cơ cấu: Quá trình tái cơ cấu dù đã đem lại kết quả tích cực nhưng vẫn cần thời gian để hoàn thiện và ổn định.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận