menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Quyết

Cơ hội nào cho cổ phiếu thép sau nhiều tháng 'giậm chân tại chỗ'

Sau giai đoạn tăng tốc phục hồi năm 2023, nhóm cổ phiếu thép với đại diện là 3 mã đầu ngành HPG, HSG, NKG không có nhiều đột phá trong nửa năm vừa qua. Nhà đầu tư dường như vẫn đang chờ đợi một tín hiệu mạnh hơn từ triển vọng của ngành này.

Từ giai đoạn cuối tháng 11/2022 đến cuối năm 2023, HPG của Tập đoàn Hoà Phát đã tăng gần 140%, từ vùng giá 11.000 đồng/cp lên 25.000 đồng/cp. Từ đây, nhiều người kỳ vọng mã sẽ bứt phá trở lại vùng đỉnh trên 40.000 đồng/cp. Tuy nhiên việc chinh phục ngưỡng 30.000 đồng là một khó khăn của HPG. Từ đầu năm đến nay, dù có đôi lần vượt qua nhưng sau đó lại nhanh chóng bị kéo xuống và hầu như “giậm chân” tại vùng 27.000-29.000 đồng/cp.

Tương tự, HSG của Tập đoàn Hoa Sen cũng tăng gấp 3 lần trong giai đoạn năm 2023, tuy nhiên vẫn chưa thể trở lại vùng đỉnh sát 40.000 đồng/cp. Trong nửa đầu năm 2024, mã chủ yếu giao dịch đi ngang ở vùng giá 21.000 đồng và thời gian qua có cải thiện đôi chút, hiện đã lên vùng giá 25.000 đồng/cp.

NKG của Thép Nam Kim thì không thể vượt qua được vùng giá 25.000 đồng/cp trong 6 tháng qua. Mức đỉnh của cổ phiếu này là sát 45.000 đồng/cp. Trước đó, NKG cũng có giai đoạn năm 2023 tăng mạnh với hiệu suất hơn 200%.

Việc các chỗ phiếu chững lại sau giai đoạn tăng mạnh là điều dễ hiểu, vì dòng tiền cần để phòng rủi ro và tìm tới các cơ hội hấp dẫn hơn. Tuy nhiên sự trầm lắng quá lâu của nhóm thép trong bối cảnh kết quả kinh doanh ngày một cải thiện khiến nhà đầu tư không khỏi sốt ruột. Vậy sau khi các nhóm ngành khác như công nghệ, viễn thông, phân bón, dầu khí, xuất khẩu... đã “tạo sóng”, nhóm thép có cơ hội đón dòng tiền trở lại?

Trong báo cáo chiến lược 6 tháng cuối năm 2024, Chứng khoán MB (MBS) dự báo, lợi nhuận ngành thép sẽ tăng trưởng 40% vào năm 2024 nhờ các yếu tố:

Doanh thu dự kiến phục hồi 25% nhờ sản lượng và giá bán tăng trưởng lần lượt 9% và 8%, trong bối cảnh nguồn cung nhà ở và cơ sở hạ tầng tăng.

Biên lợi nhuận gộp phục hồi lên 13% (so với khoảng 8% năm 2023) nhờ giá đầu ra tăng 8% so với cùng kỳ và nguyên liệu (quặng, than) giảm khoảng 4% do nguồn cung ổn định.

Tỷ lệ dự phòng hạ nhiệt do giá đầu ra tăng và chi phí tài chính giảm 30% trong bối cảnh áp lực tỷ giá và chi phí lãi vay hạ nhiệt.

Cơ hội nào cho cổ phiếu thép sau nhiều tháng 'giậm chân tại chỗ'

Biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thép cải thiện sau khi giá nguyên vật liệu hạ nhiệt.

MBS dự báo doanh thu của HPG sẽ tăng trưởng 18% so với năm 2023, đạt khoảng hơn 140.000 tỷ đồng, sang năm 2025 sẽ là hơn 168.000 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng năm nay có thể tăng gần gấp đôi so với 2023, từ mức trên 6.000 tỷ đồng lên trên 13.000 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt khoảng 17.000 tỷ đồng.

Thép Nam Kim được dự báo doanh thu năm 2024 tăng 20% lên trên 22.000 tỷ đồng, mức lợi nhuận ròng tăng trên 286%, tương đương đạt 454 tỷ đồng. Sang năm 2025, mức lợi nhuận ròng được dự báo sẽ tiếp tục vượt trội lên 956 tỷ đồng.

Tập đoàn Hoa Sen được dự báo mức lợi nhuận ròng năm 2024 sẽ tăng gấp 14 lần, từ mức 40 tỷ đồng nhảy vọt lên 552 tỷ đồng, và năm 2025 sẽ đạt trên 800 tỷ đồng.

Hai câu chuyện cần theo dõi

Việc các doanh nghiệp thép hồi phục về kết quả kinh doanh sau giai đoạn chạm đáy 2022 - 2023 đã được dự báo trước. Đây cũng chính là động lực để nhóm cổ phiếu này bứt phá trong năm 2023, bởi dòng tiền trên thị trường chứng khoán luôn chạy trước đón đầu. Vì vậy, để cổ phiếu thép có đợt chạy đua mới thì cần thêm những triển vọng khác biệt hơn ngoài kết quả kinh doanh.

Hiện tại, nhóm thép có hai câu chuyện đáng chú ý cần theo dõi. Một là áp thuế chống bán phá giá và hai là kế hoạch mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp.

Ngày 14/6/2024, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Theo trình tự, Bộ sẽ gửi bản câu hỏi rà soát tới các đơn vị liên quan sau 15 ngày kể từ ngày khởi xướng. Đây sẽ là cơ sở để đưa ra kết luận sơ bộ điều tra. Thời kỳ điều tra để xác định hành vi bán phá giá từ 1/4/2023-31/3/2024.

Trong báo cáo phát hành đầu tháng 7/2024, Chứng khoán BIDV (BSC) đã có những phân tích, thống kê về hiện tượng bán phá giá và đưa ra dự báo thuế chống bán phá giá đối với ngành thép có thể áp dụng tạm thời vào đầu năm 2025 và chính thức vào quý 3/2025.

Theo BSC, định giá các cổ phiếu thép nhìn chung đang ở vùng đáy của chu kỳ. Với các thông tin liên quan tới tiến độ vụ việc áp thuế chống bán phá giá, sản lượng thép nội địa dần hồi phục, BSC cho rằng đây sẽ là động lực tăng giá cổ phiếu ngành thép trong nửa cuối năm 2024 và năm 2025.

Cơ hội nào cho cổ phiếu thép sau nhiều tháng 'giậm chân tại chỗ'

Định giá P/B cổ phiếu HPG. Nguồn: MBS

Với câu chuyện thứ hai, các doanh nghiệp lớn trong ngành thép đều có kế hoạch mở rộng sản xuất để duy trì động lực tăng trưởng. Hoà Phát đang dồn lực cho “cú đấm thép” Dung Quất 2. Dự án có quy mô 280 ha, tổng vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng, công suất thiết kế 5,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC) chất lượng cao/năm. Theo kế hoạch, phân kỳ 1 của dự án sẽ đi vào hoạt động vào đầu quý 1/2025, nâng năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát đạt trên 14,5 triệu tấn mỗi năm, trong đó có 8,6 triệu tấn HRC.

Theo thông tin cập nhật mới nhất từ doanh nghiệp, dây chuyền thép cuộn cán nóng HRC đầu tiên của Hòa Phát Dung Quất 2 sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024.

Thép Nam Kim đang triển khai kế hoạch chào bán hơn 130 triệu cổ phiếu, huy động gần 1.600 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu để đầu tư dự án nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Dự án trên được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu ngày 6/2/2024. Nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm khác bằng kim loại, sản xuất các loại tôn thép như tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh), tôn mạ hợp kim nhôm kẽm phủ sơn, tôn mạ kẽm phủ sơn; sản xuất sắt, thép, gang. Quy mô dự án gồm dây chuyền mạ kẽm 350.000 tấn/năm, hai dây chuyền mạ hợp kim nhôm kẽm 300.000 tấn/năm và 150.000 tấn/năm, dây chuyền mạ màu 150.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 (chưa VAT) là 4.500 tỷ đồng.

Hoa Sen Group thì có hướng đi khác biệt hơn khi không xây thêm nhà máy sản xuất mà muốn "lấn sân" sang các lĩnh vực tiềm năng khác như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, công nghệ bán dẫn, du lịch sinh thái... Công ty dự chi 5.000 tỷ đồng cho việc mở rộng ngành nghề này.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

23.70

-0.60 (-2.47%)

Biểu đồ mã HSG

24.80

-0.60 (-2.36%)

Biểu đồ mã NKG
Xem thêm Xem thêm
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả