Chuyển đổi thời 4.0 của ngành dược phẩm
Cơ hội nào cho ngành dược trong thời đại 4.0? Và đầu là chiến lược cho ngành này?
1. Các yếu tố hưởng lợi
Các chuỗi bán lẻ dược phẩm đã mở rộng mạng lưới mạnh mẽ trong năm qua. Điều này có thể được giải thích bởi sự kết hợp của ba yếu tố sau:
(1) nhà thuốc theo mô hình hiện đại giành được thị phần từ các hiệu thuốc truyền thống, khi Chính phủ dần đưa ra các quy định chặt chẽ hơn đối với các nhà bán lẻ dược phẩm (kiểm soát chặt chẽ hơn đối với thuốc kê đơn và triển khai hình thức đơn thuốc điện tử);
(2) kênh nhà thuốc có thể đã chiếm thị phần từ kênh bệnh viện, do các bệnh viện công thận trọng hơn trong hoạt động đấu thầu thuốc;
(3) gia tăng tiêu dùng đối với các sản phẩm vitamin hay thực phẩm chức năng để củng cố sức khỏe trong bối cảnh "sống chung với COVID-19".
Chuỗi bán lẻ dược phẩm sẽ tiếp tục được hưởng lợi đáng kể từ sự kết hợp của ba yếu tố, do tác động của ba yếu tố này vẫn tương đối lớn trong thời gian tới. Các công ty dược phẩm bán lẻ sẽ duy trì tốc độ mở cửa hàng mới trong tương lai gần.
Các công ty niêm yết vận hành chuỗi bán lẻ dược phẩm là FRT và MWG.
• FRT đang giao dịch với P/E năm 2023 là 17,5 lần và đây là con số này là hợp lý. FRT có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng ước tính là 15% so với cùng kỳ vào năm 2023. Theo SSI, lợi nhuận quý 4/2022 của FRT sẽ giảm so với mức nền cao của năm ngoái. Nhà đầu tư nên cân nhắc tích lũy cổ phiếu trong giai đoạn giá cổ phiếu xuống thấp.
• Cổ phiếu MWG giao dịch với P/E năm 2023 là 15 lần. Với mức tăng trưởng lợi nhuận ước tính là 31% so với cùng kỳ vào năm 2023. Cổ phiếu MWG, mặc dù đóng góp của mảng dược phẩm còn khá nhỏ so với các mảng kinh doanh khác (như ICT & CE, cửa hàng bách hóa) nhưng đây vẫn sẽ là mã cổ phiếu trong giai đoạn hấp dẫn với nhà đầu tư
2. Rủi ro giảm giá đối với nhóm ngành ngành bán lẻ dược phẩm
• Nhu cầu vitamin và thực phẩm chức năng có thể giảm, do đại dịch dần dần được kiểm soát
• Do những khó khăn trong quá trình thực hiện, Chính phủ có thể gia hạn thời hạn triển khai đơn thuốc điện tử.
• Lượt khám bệnh tại bệnh viện sẽ dần hồi phục cùng với sự mở cửa hoàn toàn của nền kinh tế, làm giảm nhu cầu tự mua thuốc.
3. Nhận định cá nhân
Hiện tại có gần 10.000 loại thuốc đã được gia hạn trong tháng 8 vừa rồi Tuy nhiên, việc gia hạn này chỉ có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022 (so với thời hạn hiệu lực thông thường là 5 năm), và các công ty dược phẩm phải thực hiện một lần gia hạn khác vào năm 2023. Theo Cục Quản lý Dược Việt Nam, cơ quan này hiện có thể xử lý 500 trường hợp mỗi tháng. Với tốc độ như vậy, có khả năng nguồn cung thuốc sẽ lại bị thiếu hụt vào năm 2023
Chúc các nhà đầu tư giao dịch hiệu quả!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận