Chứng khoán ngày 16/5: Nên đầu tư cổ phiếu nào?
Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị cổ phiếu VEA, MSN và PVT như thế nào cho phiên 16/5?
VEA (Khuyến nghị mua): Dự báo lợi nhuận giảm trong năm 2023 do doanh số bán xe giảm
Chúng tôi điều chỉnh giảm 2% giá mục tiêu do chúng tôi giảm dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2025 xuống 3% (mức giảm tương ứng 1%/3%/6% cho các năm 2023/2024/2025) sau dự báo lợi nhuận giảm từ các công ty liên kết trong quý 1/2023. Điều này được bù đắp một phần khi chúng tôi cập nhật mô hình định giá từ cuối năm 2023 sang giữa năm 2024.
Chúng tôi kỳ vọng doanh số bán xe du lịch (PC) và xe máy sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tương ứng là 18% và 6% trong giai đoạn 2023-2027 do chúng tôi cho rằng chi tiêu của người tiêu dùng phục hồi trong giai đoạn 2024-2025 sẽ hỗ trợ triển vọng dài hạn mạnh mẽ của ngành ô tô Việt Nam.
Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng P/E dự phóng năm 2023 của VEA là 8,3 lần – thấp hơn P/E trượt trung bình 5 năm của các công ty cùng ngành là 10,3 lần. VEA có lợi suất cổ tức năm 2022 hấp dẫn là 11% (sẽ được trả trong năm 2023).
MSN (Khuyến nghị trung lập): Tiêu dùng yếu và chi phí cao ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận
Ban lãnh đạo thừa nhận chi phí lãi vay cao hơn cùng với tiêu dùng yếu sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của tập đoàn trong ngắn hạn, nhưng vẫn tự tin về triển vọng dài hạn của công ty.Cũng theo MSN, nc tính chi phí tài chính sẽ tăng khoảng 2 nghìn tỷ đồng (+41% svck) trong năm 2023 do lãi suất cao hơn.
Kết quả Q1/2023: Tập đoàn đã công bố kết quả tài chính Q1/2023, với tổng doanh thu thuần đạt 18,7 nghìn tỷ đồng (+2,8% svck) và LNST của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) là 215 tỷ đồng (giảm 86,5% svck), kết quả này phù hợp với dự báo của chúng tôi về xu hướng lợi nhuận giảm mạnh. MCH, WCM và MSR ghi nhận mức doanh thu tương đương so với cùng kỳ (giảm 3,6% svck đến tăng 2,6% svck), trong khi MML đạt mức tăng trưởng doanh thu 25,6% svck.
Doanh thu ở các công ty con của MSN trong Q1 theo chúng tôi là khá tích cực so với các công ty F&B khác. Tuy nhiên, lợi nhuận giảm mạnh là do các nguyên nhân chính: (i) chi phí tài chính cao hơn (+53,5% svck); (ii) không có khoản thu nhập bất thường (thu nhập bất thường giảm 95,4% svck so với cùng kỳ); và (iii) thu nhập từ công ty liên kết là TCB thấp hơn (-18,4% svck).
Các kế hoạch vốn của doanh nghiệp: Kế hoạch IPO TCX và niêm yết có thể sẽ hoãn sang năm 2024-2025. Masan Group vẫn giữ kế hoạch phát hành tối đa 10% cổ phần sơ cấp thông qua phát hành riêng lẻ. Chúng tôi cho rằng tập đoàn cũng có thể xem xét việc bán cổ phần ở công ty con với mức giá hấp dẫn. Tại thời điểm Q1/2023, nợ ròng của MSN là 55 nghìn tỷ đồng, với tỷ lệ nợ ròng/EBITDA là 3,9x. Ban lãnh đạo cũng nhắc đến kế hoạch giảm đòn bẩy và đưa tỷ lệ nợ ròng/EBITDA về khoảng 3,5x-3,7x vào cuối 2023. Nếu việc giảm nợ diễn ra sớm thì có thể trở thành yếu tố tích cực cho MSN.
Luận điểm đầu tư: Trong năm 2023, chúng tôi ước tính MSN sẽ đạt 86,4 nghìn tỷ đồng doanh thu (+13,4% svck) và NPATMI là 3 nghìn tỷ đồng (-17% svck), thấp hơn lần lượt 3% và 6% so với ước tính trước đó. Chúng tôi áp dụng phương pháp SoTP và đưa ra giá mục tiêu cho MSN là 84.000 đồng/cổ phiếu (đã áp dụng mức chiết khấu 10% cho tập đoàn đa ngành), theo đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP.
Về dài hạn, chúng tôi đánh giá cao câu chuyện tăng trưởng về tiêu dùng của Việt Nam khi thu nhập khả dụng tăng, và kỳ vọng tập đoàn sẽ đạt được mức tăng trưởng nhờ nền tảng tiêu dùng và .bán lẻ. Trong năm 2024, chúng tôi ước tính NPATMI sẽ đạt mức tăng trưởng 28% svck nhờ sự phục hồi của các nền tảng kinh doanh chủ chốt.
Triển vọng ngắn hạn: Chúng tôi cho rằng mức tiêu thụ yếu sẽ tiếp tục kéo dài trong 1-2 quý tới, điều này tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận của MSN (tuy nhiên mức sụt giảm sẽ thu hẹp hơn so với Q1). Nhìn sang Q2/2023, ban lãnh đạo đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu từ 10%-15% so với quý trước và EBITDA tăng khoảng 8%-10% so với quý trước, theo đó, doanh thu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 15%-21% svck và EBIDA giảm khoảng -4% đến -2% svck trong Q2/2023. Chúng tôi cho rằng mức sụt giảm lợi nhuận ròng sẽ mạnh hơn so với ETBITA.
Yếu tố hỗ trợ tăng đối với khuyến nghị: Doanh thu tiêu dùng và mảng bán lẻ cao hơn dự kiến, phát sinh thu nhập bất thường và các sự kiện như bán cổ phần của các công ty con TCX, MHT hay phát hành riêng lẻ.
Rủi ro giảm đối với khuyến nghị: Nhu cầu đối với các sản phẩm của tập đoàn thấp hơn dự kiến và giá các sản phẩm khoáng sản thấp hơn dự kiến, phát sinh chi phí bất thường và lãi suất cho vay tăng lên cao hơn dự kiến.
PVT (Khuyến nghị mua): Giữ nguyên triển vọng tăng trưởng tích cực của thị trường tàu chở dầu
Chúng tôi dự báo LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi năm 2023 tăng trưởng 23,7% YoY, đóng góp chủ yếu từ mảng sản phẩm dầu/hóa chất do chúng tôi tin rằng việc PVT gia hạn hợp đồng với mức giá cước cao hơn trong quý 4/2022 và quý 1/2023 sẽ giúp giá cước tàu chở dầu của công ty tăng trung bình 15 % YoY trong năm 2023. Ngoài ra, PVT vừa gia hạn hợp đồng vận tải dầu thô với BSR. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo năm 2023 sẽ giảm 3,4% YoY do PVT sẽ không có khoản lãi thanh lý tàu chở dầu đáng kể như năm 2022.
Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS cốt lõi trong giai đoạn 2022-2025 đạt 20,3% do nhu cầu gia tăng từ hoạt động vận tải dầu thô, hóa chất & LPG ở nước ngoài cũng như các hợp đồng của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (NSR).
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận