Chứng khoán ngày 10/1: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 10/1.
Riêng tháng 11/2022, doanh thu giảm 12% so với tháng trước và 10% so với cùng kỳ do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm phi lê yếu. Do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh áp lực lạm phát và tồn kho cá thịt trắng cao sau khi nhập khẩu ồ ạt, xuất khẩu sang thị trường Mỹ sụt giảm đáng kể từ quý II/2022.
Thị trường Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi bất chấp việc dỡ bỏ lệnh đóng cửa tại quốc gia này. Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) lo ngại đà tăng trưởng chậm lại của ngành nói chung và kết quả kinh doanh của VHC nói riêng sẽ vẫn tiếp tục chậm lại cho đến ít nhất là nửa đầu năm 2023.
Trong năm 2023, VDSC cho rằng thị trường Mỹ vẫn chưa thể hồi phục trước áp lực lạm phát dai dẳng. VHC nhiều khả năng sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có tiềm năng phục hồi nhưng vẫn khó bù đắp được sự sụt giảm ở thị trường Mỹ, thị trường chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất và có giá bán cao nhất của VHC.
VDSC cho rằng lợi nhuận năm 2023 nhiều khả năng sẽ tăng trưởng âm nhưng vẫn cao hơn mức trước 2022 do giá bán và sản lượng khó giảm mạnh trong bối cảnh lạm phát giúp tăng tiêu dùng thực phẩm giá rẻ như cá tra; mảng collagen và gelatin (C&G) làm giảm bớt mức độ sụt giảm lợi nhuận trong những năm khó khăn của mảng cá tra; không còn tình trạng dư cung nguyên vật liệu như giai đoạn 2018-2019 giúp giá nguyên vật liệu và giá bán không giảm đột biến.
Về định giá, mặc dù mô hình kinh doanh của VHC đã ít biến động hơn với sự góp mặt của các mảng khác (C&G, Sa Giang) nhưng tăng trưởng của VHC vẫn phụ thuộc chủ yếu vào mảng phi lê đã qua chu kỳ tăng trưởng.
VDSC cho rằng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục chịu áp lực trong nửa đầu năm 2023 do không còn đà tăng trưởng trên nền cao của cùng kỳ. Sử dụng phương pháp FCFF và SOTP, VDSC đưa ra mức giá mục tiêu là 71.000 đồng/cổ phiếu, khuyến nghị trung lập. Giá mục tiêu của VDSC phản ánh P/E 2023 ở mức 8,3x, tương đương với mức trung bình 5 năm.
Doanh thu cả năm 2022 của HPG cao hơn kỳ vọng chủ yếu nhờ sản lượng bán thép xây dựng phục hồi mạnh vào tháng 12/2022. Sản lượng bán thép xây dựng tháng 12/2022 của HPG đạt 358.000 tấn (đi ngang so với cùng kỳ; +71% so với tháng 10/2022 và +42% so với tháng 11/2022).
VCSC lưu ý rằng nhu cầu vật liệu xây dựng trong nước chững lại trong tháng 10 - tháng 11/2022 trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước gặp nhiều khó khăn. Sản lượng bán thép xây dựng tháng 10/2022 của HPG đạt 210.000 tấn (-55% YoY).
Khi KQKD cả năm 2022 tốt hơn so với kỳ vọng, VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng dự báo năm 2023 cho HPG. VCSC hiện có khuyến nghị MUA đối với HPG với giá mục tiêu là 20.500 đồng/cổ phiếu.
(1) Vị thế hàng đầu của công ty trong lĩnh vực thi công hạ tầng giao thông tại Việt Nam; C4G đã “quen mặt” với các dự án quy mô lớn và đòi hỏi kỹ thuật cao như cao tốc Bắc-Nam, đường lăn sân bay, cầu vượt biển, đây sẽ là tiền đề giúp C4G có thể tiếp tục giành được các gói thầu mới trong giai đoạn 2023-25;
(2) Sau đợt phát hành thành công cho cổ đông hiện hữu trong tháng 1/2022, vốn chủ sở hữu của C4G tại cuối quý 3/2022 đã tăng 90% so với đầu năm, giúp công ty cải thiện đáng kể năng lực tài chính;
(3) C4G đang sở hữu nhiều “của để dành” giá trị lớn tại các dự án BĐS và đang có kế hoạch triển khai phát triển nhằm làm tăng giá trị bất động sản như dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Cầu Cau, khu ẩm thực sinh thái Nghi Hải, tòa nhà 29 Quang Trung (Nghệ An), tòa văn phòng 136 Lê Văn Duyệt (TP.HCM),..
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận