Cập nhật nhanh HAH - Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An
Kết quả kinh doanh quý 2: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 929 tỷ (+82% YoY) – đã bao gồm loại trừ 176 tỷ doanh thu nội bộ và 324 tỷ (+206% YoY). HAH đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý 2 do:
+ Doanh thu từ hoạt động khai thác tàu tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đạt 930 tỷ đồng (+111% YoY), đóng góp doanh thu chính cho HAH. Kết quả này đến từ việc HAH đưa vào khai thác thêm 2 tàu mới Haian East và Haian West kể từ quý 2/2021 giúp tổng sản lượng tăng 36%. Ngoài ra, HAH có khoảng 5 tàu cho thuê với hợp đồng dài hạn từ 2-3 năm ở thời điểm giá cước vận tải biển đang neo cao. Vì vậy, mặc dù giá cước vận tải biển đã giảm trong thời gian qua, HAH vẫn ghi nhận lợi nhuận gộp đạt 47% (so với 31% vào Q2/2021), giảm nhẹ so với 52% của quý trước.
Triển vọng năm 2022:
Mặc dù giá cước vận tải biển đã giảm từ tháng 2 đến nay nhưng đứt gãy chuỗi cung ứng còn kéo dài khiến giá cước vận tải neo ở vùng cao so với thời điểm trước dịch
Mặc dù giá cước vận tải biển đã giảm mạnh kể từ tháng 2 chủ yếu do các thành phố của Trung Quốc chịu phong tỏa với chính sách “Không Covid”. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đây chỉ là hiện tượng tạm thời và giá cước sẽ dần hồi phục với việc Thượng Hải mở cửa trở lại trong tháng này và mùa cao điểm sẽ gây thêm áp lực lên chuỗi cung ứng vốn đã tắc nghẽn. Ngoài ra, lượng tàu mới bàn giao trên thế giới trong năm 2022 chỉ giới hạn ở mức 3,1% trọng tải đội tàu hiện tại, không kịp đáp ứng nhu cầu về tàu. Vậy nên ngành vận tải container quốc tế và nội địa kỳ vọng sẽ tiếp tục hưởng lợi cho đến năm 2022.
Do đó, tôi cho rằng tình trạng tắc nghẽn sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2023 đến khi lượng hàng tồn đọng được giải phóng, theo đó giá cước vận tải vẫn neo ở mức cao so với trước dịch. Liên doanh ZIM – Hải An sẽ bắt đầu khai thác tuyến dịch vụ đầu tiên trong Q4/2022 và tuyến dịch vụ thứ 2 trong năm 2023.
HAH đang thành lập công ty Liên doanh Vận tải Container ZIM – Hải An cùng với ZIM Integrated Shipping Services Ltd. (hãng vận tải container lớn thứ 10 trên thế giới), nhằm cung cấp dịch vụ vận chuyển các tuyến Nội Á trước, sau đó mở rộng dần sang các nước Nam Á, Trung Đông, Châu Đại Dương... Thời gian đầu, Liên doanh dự kiến khai thác 2 tuyến Việt Nam - Đông Nam Á (từ nửa cuối năm 2022) và Việt Nam - Trung Quốc (từ nửa đầu năm 2023). Với vốn điều lệ 2 triệu USD, Liên doanh ZIM – Hải An sẽ không tự đầu tư đội tàu, thay vào đó sẽ thuê tàu từ HAH và ZIM. Liên doanh này sẽ mang lại 2 nguồn thu nhập cho HAH: (i) doanh thu cho thuê tàu và (ii) lợi nhuận được chia từ việc vận hành đội tàu. TVI cho rằng, tình trạng thiếu tàu và container rỗng như hiện nay sẽ tạo cơ hội cho Liên doanh ZIM – Hải An xây dựng tệp khách hàng nhanh hơn.
HAH liên tục mở rộng đội tàu, kế hoạch tăng tổng trọng tải đến năm 2024
Tính đến cuối năm 2021, HAH đạt thị phần gần 30% vận tải nội địa. Kể từ đầu năm 2021, HAH
đã tích cực mở rộng đội tàu, tăng tổng trọng tải. Trong năm 2022, HAH sẽ nhận thêm 2 tàu mới,
sẽ đóng góp lợi nhuận vào cuối năm:
• Haian City: trọng tải 1.577 TEU, được bàn giao vào tháng 4/2022. HAH sẽ chính thức tiếp nhận tàu khi hợp đồng thuê tàu hiện tại được hoàn thành và hết hạn vào tháng 9/2022.
• Anbien Bay (tên cũ là Putnam): trọng tải 1.708 TEU, được bàn giao vào tháng 2/2022. Tàu thuộc CTCP Vận tải biển An Biên, công ty liên kết mới mà HAH sở hữu 34%. 4 tàu đóng mới sẽ được giao trong năm 2023 - 2024. Tất cả đều thuộc loại Bangkok Max IV, 1.800 TEU, bắt đầu bàn giao từ tháng 9/2023.
Như vậy, tổng trọng tải tàu của HAH năm 2022 và 2024 lần lượt dự kiến đạt 14,200 TEU và 21,400 TEU tăng 30% và 96% so với năm 2021.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận