menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Anh Tuấn Pro

Các yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới

1, Tích cực:


Một số yếu tố quốc tế đang chuyển từ tiêu cực sang bớt tiêu cực hơn. Lạm phát toàn cầu chậm lại, đồng USD bắt đầu yếu đi sẽ có lợi cho các thị trường đang phát triển như Việt Nam. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ trên thế giới dần được nới lỏng. Đặc biệt, Trung Quốc sau 3 năm áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn với dịch bệnh đã có dấu hiệu buông lỏng hơn.

Về lãi suất, cách đây vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã tăng room tín dụng cho toàn hệ thống từ mức 14% lên 15,5 - 16%. Đây là tin được thị trường ngóng chờ rất lâu và là tin rất tốt, vì sau giai đoạn Covid-19 khó khăn, lãi suất tăng, lạm phát tăng, các doanh nghiệp vô cùng khát vốn, còn ngân hàng thì hết room tín dụng để cho vay.

Trung Quốc - nước chiếm 1/3 tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam bắt đầu nới lỏng Zero-Covid. Đồng nghĩa, Việt Nam sắp đón một lượng lớn khách du lịch quay lại từ quốc gia này, là tin tức rất tích cực với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, tiêu dùng.

Cuối cùng là sự kỳ vọng từ Đầu tư công. Tăng trưởng kinh tế năm 2023 khả năng sẽ yếu hơn năm 2022, để kích thích kinh tế trong bối cảnh đó, đầu tư công sẽ là yếu tố được ưu tiên hàng đầu.

Các yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới

2, Tiêu cực

Nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại từ tháng 10/2022, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất trong 2 tháng vừa qua tăng trưởng rơi từ mức 10% xuống còn 5%. Chỉ số PMI giảm xuống dưới 50 kể từ khi giãn cách Covid-19 cho thấy sản xuất công nghiệp sẽ tiếp tục chậm lại. Xuất nhập khẩu cũng chậm lại thấy rõ, do kinh tế thế giới đi xuống vì lãi suất, lạm phát.

Mục tiêu Chính phủ là lạm phát ở mức 4% trở xuống, nhưng lạm phát tháng 11 hơn 4% so với cùng kỳ. Tất cả các mặt hàng chúng ta nhập khẩu đều tính bằng USD. Dù áp lực đồng USD đang giảm bớt, tuy nhiên, áp lực lạm phát sẽ kéo dài 2 - 3 tháng tới, vì nó sẽ có độ trễ từ chi phí đầu vào. Do đó ngay cả khi lạm phát thế giới hạ nhiệt thì tình hình lạm phát của chúng ta cũng vẫn chậm hơn.

Đặc biệt, áp lực trái phiếu bất động sản đáo hạn năm 2023 là rất lớn. Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về dòng tiền, tốc độ bán hàng chậm lại. Nếu có một doanh nghiệp bất động sản đến lịch đáo hạn trái phiếu mà không trả được nợ sẽ lại gây ra tâm lý rất không tốt trên thị trường, đồng thời lan sang các nhà thầu, ngân hàng, người đi vay để mua nhà,…

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Vũ Anh Tuấn Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả