24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hoài Thơ
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Các 'ông lớn' phân bón đang làm ăn ra sao?

Một số ông lớn đầu ngành đã cán đích lợi nhuận năm nhờ giá nguyên liệu đầu vào giảm do dịch COVID-19. Dù vậy, vẫn còn đó không ít khó khăn bủa vây khi cạnh tranh ngành ngày càng gay gắt và sức cầu giảm, chi phí đầu tư tại các dự án lớn.

Theo ước tính của CTCP Chứng khoán Phú Hưng, với việc giá khí nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng hơn 20% trong cơ cấu của giá vốn, việc giá dầu giảm mạnh ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sử dụng khí đốt làm nguyên liệu, như Đạm Cà Mau hay Đạm Phú Mỹ.

Bởi, trong các loại phân bón chính sử dụng ở Việt Nam, phân Urê được sản xuất bằng khí đốt là tại Nhà máy Đạm Cà Mau và Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Phân Urê được sản xuất tại Nhà máy Đạm Ninh Bình và Nhà máy Đạm Hà Bắc sử dụng than đầu vào. Ngoài ra, các loại phân lân và phức hợp NPK sử dụng nguyên liệu đầu vào từ các mỏ quặng apatit, hóa chất và từ các loại phân cơ bản khác, không có nguyên liệu trực tiếp từ các mỏ khí.

Một số doanh nghiệp đầu ngành đã cán đích lợi nhuận dù chỉ mới 6 tháng đầu năm có thể kể đến như Đạm Cà Mau (mã: DCM), Đạm Phú Mỹ (mã: DPM), Phân bón Bình Điền (mã: BFC)…

Theo đó, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau - Đạm Cà Mau (DCM) mới đây đã công bố BCTC quý 2/2020 với doanh thu thuần đạt 3.276 tỷ đồng, giảm hơn 4% so với cùng kỳ năm trước, lãi sau thuế trong kỳ đạt 359 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ 2019 và vượt nhiều lần so với kế hoạch năm đề ra ban đầu là lãi gần 52 tỷ đồng.

Đạm Cà Mau cho biết, nhờ sản lượng sản xuất cao, chi phí năng lượng được tối ưu, đặc biệt là lợi thế giá khí nguyên liệu đầu vào thấp do ảnh hưởng của dịch COVID-19 mà chỉ tiêu lợi nhuận 6 tháng đầu năm DCM vượt xa kế hoạch. Trong kỳ, DCM cho biết đã đưa vào vận hành và khai thác hiệu quả phân xưởng NPK, đưa sản phẩm NPK Cà Mau phát triển hiệu quả ở thị trường Tây Nam Bộ…

Tại ngày 30/6/2020, vốn điều lệ của DCM đạt 5.294 tỷ đồng, tổng tài sản 9.451 tỷ đồng, giảm 7% so với hồi đầu năm, trong đó tài sản ngắn hạn ở mức 1.902 tỷ đồng.

Với "ông lớn" ngành phân bón khác là Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Đạm Phú Mỹ (DPM) trong quý 2/2020 ghi nhận mức doanh thu thuần đạt 2.178 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế đạt 308 tỷ đồng, gấp gần 10 lần cùng kỳ năm 2019, đây cũng là mức lãi cao nhất từ quý 2/2016.

Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của DPM đạt 3.875 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt 414 tỷ đồng, cao gấp hơn 3 lần cùng kỳ 2019. Như vậy, chỉ riêng 6 tháng DPM đã gần cán đích mức lợi nhuận đề ra đầu năm là 421 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/6/2020, tổng tài sản của DPM đạt 11.831 tỷ đồng, tăng 3% so với hồi đầu năm, trong đó nợ phải trả ở mức 3.540 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm.

Một doanh nghiệp khác cùng ngành cũng ghi nhận tín hiệu khả quan là CTCP Phân bón Bình Điền (mã: BFC). Theo BCTC hợp nhất quý 2/2020 đã soát xét, BFC đạt doanh thu 1.656 tỷ đồng, giảm 17,5% so với quý 2/2019. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế ngược lại tăng gấp 5 lần cùng kỳ, lên 88,1 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, tổng doanh thu Phân bón Bình Điền đạt 2.543 tỷ đồng, giảm hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái và mới thực hiện được hơn 43% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 96,1 tỷ đồng, gần gấp 4 lần cùng kỳ và đã hoàn thành 62,7% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Bên cạnh đó, Phân bón Bình Điền cũng thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh quý 3/2020 với sản lượng sản xuất ước đạt 159.375 tấn và sản lượng tiêu thu rơi vào khoảng 156.243 tấn. Tổng doanh thu quý 3 dự kiến đạt 1.498 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất khoảng 50 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, Đạm Hà Bắc tiếp tục công bố con số lỗ lớn trong quý 2/2020 chủ yếu do gánh nặng lãi vay. Riêng quý 2, doanh thu DHB đạt 668 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ, kinh doanh dưới giá vốn khiến Đạm Hà Bắc lỗ gộp 50 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lợi nhuận gộp đạt gần 104 tỷ đồng.

Chi phí tài chính vẫn là khoản mục lớn nhất trong cơ cấu chi phí của DHB với 234 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ nên sau khi trừ các khoản chi phí và chịu lỗ cả hoạt động liên doanh liên kết và hoạt động khác khiến DHB lỗ sâu 332 tỷ đồng cao hơn đáng kể so với mức lỗ 167 tỷ đồng trong quý 2/2019.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, DHB đạt 1.487 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 6,7% so với cùng kỳ, báo lỗ lên tới gần 692,6 tỷ đồng, cao gấp hơn 3 lần mức lỗ trong nửa đầu năm 2019.

Năm 2020, Đạm Hà Bắc dự kiến tổng doanh thu đạt 2.935 tỷ đồng, tăng không đáng kể so với con số gần 2.909 tỷ đồng đạt được năm 2019. Trong đó, tổng chi phí dự kiến rơi vào khoảng 4.067 tỷ đồng, khiến Đạm Hà Bắc lên kế hoạch lỗ khoảng 1.132 tỷ đồng. Số lỗ này gần gấp đôi so với khoản lỗ 637 tỷ đồng ghi nhận trong năm 2019.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
40.30 +0.75 (+1.90%)
38.05 +0.35 (+0.93%)
8.80 +0.60 (+7.32%)
36.35 +0.95 (+2.68%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả