BĐS Khu công nghiệp - tích cực trong dài hạn
Các hiệp định thương mại gần đây nhất gồm CPTPP, UKVFTA, EVFTA, và RCEP là chất xúc tác cho làn sóng FDI mới vào Việt Nam khi nền kinh tế toàn cầu quay trở lại với quỹ đạo tăng trưởng mới
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu và Việt Nam sẽ chậm lại trong năm 2023
Các tổ chức quốc tế công bố báo cáo về triển vọng toàn cầu nhấn mạnh mối quan ngại sâu sắc về triển vọng năm 2023. Quan điểm chủ đạo là rủi ro kinh tế vĩ mô vẫn cao bất thường, từ việc có thể nhận định sai về triển vọng chính sách tiền tệ của Mỹ đến việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu gây ra tình trạng vỡ nợ ở thị trường mới nổi, và sự xấu đi của động lực tăng trưởng của Trung Quốc xung quanh lĩnh vực bất động sản yếu kém và tiếp tục vật lộn với đại dịch. Tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 hiện được dự báo ở mức 2,1% so với cùng kỳ (Hình 1). Trong khi đó, tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ sụt giảm mạnh từ mức cao của năm 2022 do sự suy yếu của nhu cầu hàng hóa quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu bên cạnh thị trường bất động sản điều chỉnh và sự phục hồi nhu cầu tiêu dung chững lại. Trong kịch bản cơ sở, bộ phận nghiên cứu vĩ mô của chúng tôi ước tính tăng trưởng GDP 2023 của Việt Nam chỉ đạt 5,6% so với cùng kỳ (Hình 2), thấp hơn mục tiêu của nhà điều hành.
Tác động của các chu kỳ suy thoái đến dòng vốn FDI vào Việt Nam chỉ ở mức vừa phải trong năm 2023
Bên cạnh đó, dữ liệu quá khứ (hình 3) cũng cho thấy mỗi chu kì suy thoái kinh tế hay tốc độ tăng trưởng chững lại đều có tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam, nhưng mức độ suy giảm so với cùng kỳ chỉ ở mức vừa phải.
Triển vọng dài hạn vẫn tích cực khi nền kinh tế toàn cầu quay lại quỹ đạo tăng trưởng
Ở chiều hướng tích cực, Việt Nam đã liên tục có những hiệp định thương mại (FTA) với các đối tác kinh tế lớn trên thế giới gồm CPTPP (2019), EVFTA (2020), UKVFTA (2021, RCEP (2022) trong 4 năm trở lại đây. Điều này sẽ là chất xúc tác để thu hút một làn sóng đầu tư mới mang tính cấu trúc như dữ liệu lịch sử ( hình 4) khi toàn cầu quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhờ vào lợi ích kinh tế đáng kể gồm thị trường tiêu thụ mới, chi phí cạnh tranh, môi trường chính trị ổn định và các ưu đãi về thuế suất mà hiệp định mang lại.
Hình 4: những sự kiện thương mại và xu hướng dòng vốn FDI
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận