Báo cáo cập ngắn gọn ngành điện: Quý 3 hứa hẹn mùa bội thu cho thủy điện
Thủy điện bừng sáng trong Q2/22
Sản lượng điện than và điện khí quý 2 lần lượt giảm xuống 27.4 tỷ kWh (-26% n/n) và 7.7 tỷ kWh (-7% n/n), trong bối cảnh giá than thế giới và giá dầu FO Singapore tăng mạnh cùng nguồn than gặp bất lợi.
Lượng mưa nhiều bất thường trong tháng 5 và 6 giúp sản lượng thủy điện nhảy vọt lên mức 25 tỷ kWh (+51% n/n).
Giá CGM trung bình 1H22 cao hơn 30% so với cùng kỳ.
Nhờ sản lượng và giá bán thuận lợi, doanh thu và lợi nhuận nhóm thủy điện lần lượt tăng 48% n/n và 96% n/n.
Giá bán điện tăng giúp cứu vãn LN nhóm nhiệt điện
HND và QTP ít bị ảnh hưởng hơn các công ty cùng ngành trong bối cảnh cung than gặp khó.
Dù giá khí tăng, NT2 vẫn hưởng lợi nhờ vị trí gần vùng công nghiệp trọng điểm phía Nam và giá bán điện tăng mạnh.
Thủy điện được kỳ vọng tiếp tục tỏa sáng trong Q3/22
Theo IRI, khả năng xảy ra La Nina tạm thời suy yếu trong T7 và mạnh trở lại từ T8 – T10 với xác suất 68%, kéo dài cho đến mùa đông với xác suất khá cao, 63-70%.
Thủy văn dồi dào sẽ tác động tích cực đến các nhà máy thủy điện miền bắc và trung như VSH, CHP, SBA, REE, TBC…
Chờ đợi chính sách cho các dự án NLTT chuyển tiếp
Chúng tôi kỳ vọng chính sách cho các dự án NLTT chuyển tiếp và QHĐ 8 sẽ chính thức được thông qua trong 2H22.
Theo đó, trong tương lai gần, các công niêm yết có dự án chuyển tiếp như GEG, BCG… sẽ được hưởng lợi.
Về dài hạn, các công ty thầu xây lắp các dự án điện gió, nhất là điện gió ngoài khơi như PC1, PVS… cũng được hưởng lợi.
Sản lượng thủy điện tăng trưởng mạnh mẽ
Trong quý 2, trên toàn hệ thống, sản lượng điện than và điện khí lần lượt giảm xuống 27.4 tỷ kWh (-26% n/n) and 7.7 tỷ kWh (-7% n/n), trong bối cảnh giá than thế giới (+252% n/n) và giá dầu FO Singapore (+70% n/n) tăng mạnh.
Bên cạnh đó, lượng mưa nhiều bất thường trong tháng 5 và 6, ngay cao điểm mùa khô đã giúp sản lượng thủy điện nhảy vọt lên mức 25 tỷ kWh (+51% n/n), thậm chí tương đương với các quý cao điểm mùa mưa.
Năng lượng tái tạo (NLTT) cũng có kết quả thuận lợi khi sản lượng đạt 9.2 tỷ kWh (+33% n/n), nhờ các dự án điện gió mới đi vào hoạt động từ quý 4/2021.
Giá nhiên liệu đầu vào tăng mạnh đầu năm 2022 đã khiến giá CGM thiết lập mức kỷ lục VND1,792/kWh (+62% yoy) trong tháng 4. Tình hình cung cấp than của Vinacomin cho các nhà máy của EVN đã được cải thiện tuy nhiên vẫn thấp hơn khối lượng 2 bên đã ký kết.
Mưa bất thường trong T5 – 6 khiến giá CGM quay đầu giảm mạnh về còn khoảng hơn VND1,100/kWh kể từ tháng 5. Tuy vậy, giá CGM trung bình 1H22 vẫn cao hơn 30% so với cùng kỳ và là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của nhiều nhà sản xuất điện
Tư vấn đầu tư, cơ cấu danh mục miễn phí, đồng hành cùng nhà đầu tư: Anh Quân
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận