ANV động lực tăng trưởng dài hạn đến từ thị trường Trung Quốc + Mỹ
Luận Điểm Đầu Tư
Lợi thế tự chủ 100% cá nguyên liệu đầu vào giúp ANV duy trì biên lợi nhuận gộp cao trong ngành cá tra.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, nguồn cung cá nguyên liệu toàn ngành bị thiếu hụt khiến giá cá nguyên liệu tăng cao. Nhờ lợi thế tự chủ nên chi phí đầu vào của ANV được kiểm soát ổn định, kết hợp với giá xuất khẩu tăng cao, biên gộp của ANV đã hồi phục mạnh mẽ từ mức bình quân 15% trong giai đoạn Covid 2020 – 2021 lên mức 29% trong 9 tháng đầu năm 2022, đây cũng là mức cao nhất ngành trong cùng thời điểm.
Triển vọng tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nhờ nhu cầu tiêu thụ thủy sản dự báo tăng
Trung Quốc là thị trường trọng điểm ANV đẩy mạnh từ năm 2018, doanh thu từ thị trường này chiếm khoảng 19% tổng doanh thu năm 2021. Theo World Bank, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại Trung Quốc được dự báo tăng trưởng tích cực đến năm 2030 nhờ thu nhập ngày càng tăng. Chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là điều kiện thuận lợi để ANV tăng cường xuất khẩu sang thị trường này
ANV quay lại thị trường Mỹ từ T8/2022 sau thời gian dài bị đánh thuế chống bán phá giá (CBPG) cao
Mỹ là thị trường xuất khẩu có giá xuất khẩu cao nhất toàn ngành, tuy nhiên chỉ có khoảng 15 doanh nghiệp cá tra được xuất khẩu sang thị trường này do rào cản gia nhập thị trường lớn. Chúng tôi kỳ
vọng với đặc thù giá xuất khẩu cao và ít đối thủ cạnh tranh, thị trường Mỹ sẽ là động lực hỗ trợ tăng trưởng doanh thu của ANV trong dài hạn.
Giá mục tiêu 1 năm là 28.000 - 30.000đ/cp
Upside: 40-50% từ vùng mua quanh 20-21
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận