CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG) từng được biết đến là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất niêm yết trên TTCK Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố và tái cấu trúc doanh nghiệp, đến nay HAG đã định hướng tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn với vấn đề “nợ” của mình.
Gần đây, với thông tin tích cực về nguồn tiền mới để tái cơ cấu lại các khoản nợ, HAG đã có một nhịp tăng mạnh mẽ vượt mệnh giá. Vậy liệu HAG có còn tiềm năng để đầu tư? Hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
• Các lĩnh vực kinh doanh của HAG thay đổi theo 3 giai đoạn chính: GĐ khởi nghiệp (1990-1993) sản xuất đồ gỗ; GĐ đại chúng hóa (2002-2012) bất động sản; GĐ tái cấu trúc từ 2013 - đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, thoái vốn bất động sản, thủy điện, mía đường, khoáng sản => Core business (hoạt động kinh doanh cốt lõi) thay đổi liên tục nhưng hiện tại đã định hướng tập trung vào nông nghiệp với kỳ vọng hoạt động kinh doanh thuần sẽ có những bước tiến mới.
• Cơ cấu doanh thu 9T/2023: 2 mảng kinh doanh chính: Trái cây (chuối & sầu riêng) & Chăn nuôi (heo)
• Cổ phiếu HAG tiếp tục ở diện cảnh báo do LNST chưa phân phối (đã được kiểm toán) tại thời điểm 30/6/2023 là âm 2.959,49 tỷ. Sở Giao dịch chứng khoán sẽ xem xét HAG có được ra khỏi diện bị cảnh báo không vào kỳ kiểm toán cuối năm 2023.
*** Giá cổ phiếu HAG phản ánh rất chân thực bối cảnh kinh doanh của HAG: Tăng nhanh và duy trì ở mức cao trong giai đoạn kinh doanh thuận lợi, ngược lại là giảm mạnh khi HAG kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Vì vậy tham gia đầu tư HAG hãy xem xét và đánh giá kỹ tiềm năng tăng trưởng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
► Về tình hình hoạt động kinh doanh: Doanh thu có sự tăng trưởng so với cùng kỳ, tuy lợi nhuận sau thuế chưa có sự cải thiện rõ rệt.
Như đã chia sẻ phía trên, HAG tập trung phát triển 3 sản phẩm chủ lực là heo, chuối và sầu riêng. Những sản phẩm của doanh nghiệp đều mang tính cạnh tranh cao. Nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp chỉ có thể tăng trưởng chứ không có sự sụt giảm trong tương lai. Đặc biệt, nông nghiệp là lĩnh vực được Chính Phủ Nhà Nước rất chú trọng, đầu tư vào nông nghiệp góp phần thực hiện khát vọng đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc. Do đó, Chính Phủ có nhiều chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp ngành nghề này hơn => Tiềm năng tăng trưởng của ngành là có, vấn đề mà doanh nghiệp phải giải quyết hiện tại đó là “tài chính”
► Về công tác cơ cấu tài chính:
• Cơ cấu nợ vay của HAG tuy có sự sụt giảm nhưng vẫn đang ở mức rủi ro cao:
Vào thời điểm cuối quý 3/2023:
+ Tỷ lệ nợ/VCSH là 2.88 lần
+ Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn = 0.61 lần => Tính thanh khoản ngắn hạn thấp.
• HAG đã và đang trong quá trình thanh lý các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ và thanh lý một số tài sản không sinh lời để mang lại dòng tiền cho doanh nghiệp chủ yếu phục vụ việc trả nợ => Trong kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dễ dàng xuất hiện những khoản lợi nhuận đột biến đến từ việc bán tài sản, chứ không phải lợi nhuận đến từ việc kinh doanh thuần.
- 2010-2012: Bán resort Đà Lạt và Quy Nhơn với giá hơn 250 tỷ đồng.
- 2019: Bán khu phức hợp HAGL Myanmar Centre với giá 2.700 tỷ đồng. Bán mảng thủy điện với giá 2.500 tỷ đồng.
- 2021: Bán 35% cổ phần HNG cho Thaco. Thu về gần 4.000 tỷ đồng.
- Q3/2023: Bán khách sạn 4 sao tại Gia Lai thu về 180 tỷ đồng.
- Sắp tới: Có thể sẽ bán luôn CLB Bóng đá HAGL.
• HAG nỗ lực làm việc với các bên cho vay để điều chỉnh các điều khoản đã bị vi phạm của các hợp đồng vay và trái phiếu có liên quan; đàm phán tái cơ cấu một số khoản nợ quá hạn.
• HAG và kế hoạch phát hành riêng lẻ mới (chào bán cổ phiếu cho dưới 100 nhà đầu tư, không thông qua phương tiện thông tin đại chúng và phải tuân thủ quy định của luật pháp)
Trước đó hồi tháng 4/2023, HAG đã không thành công trong đợt phát hành riêng lẻ thông qua hồi năm 2022, nguyên nhân do diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường không phù hợp với giá chào bán nên các nhà đầu tư đã từ chối mua.
Đợt này HAG sẽ phát hành riêng lẻ 130 triệu cổ phiếu, 10.000đ / cổ phiếu với sự tham gia mua của 3 cổ đông:
§ CTCP Quản lý quỹ Việt Cát dự kiến mua 60 triệu CP
§ CTCP chứng khoán LPBank dự kiến mua 50 triệu CP
§ Nhà đầu tư chuyên nghiệp Nguyễn Đức Tùng Quân mua 20 triệu CP
Cả 3 nhà đầu tư này đều không sở hữu cổ phiếu HAG trước đợt chào bán.
* Danh sách được công bố ngày 23/11 có sai sót trong quá trình trao đổi thông tin, cần sửa đổi, điều chỉnh nên đã bị hủy bỏ. Doanh nghiệp sẽ tiến hành điều chỉnh thông tin và hoàn thiện hồ sơ.
=> Thông tin này trước hết thu hút được dòng tiền đầu cơ mạnh mẽ vì giá mua của các NĐT chuyên nghiệp là 10.000đ mà lúc bấy giờ thị trường thì đang có giá rẻ hơn => Dòng tiền đầu cơ đến và đi cũng sẽ nhanh, câu chuyện phát hành riêng lẻ đã phản ánh lên giá cổ phiếu.
Ở góc nhìn khác, nguồn vốn huy động sẽ được HAG dùng chủ yếu để trả nợ, bổ sung vốn lưu động. Từ đó cải thiện được cơ cấu tài chính, bớt rủi ro hơn. Doanh nghiệp có vốn để tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh => Lợi nhuận tăng trưởng trở lại giúp HAG thoát khỏi diện cảnh báo, mở ra một sóng tăng mới cho cổ phiếu HAG.
• Đã có những tín hiệu tích cực hơn, HAG vẫn còn tiềm năng tăng trưởng kết quả hoạt động kinh doanh trở lại khi doanh nghiệp thực sự tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình, cải thiện được tình hình tài chính, và đương nhiên việc này cần có thời gian.
• Cổ phiếu HAG đã có nhịp bứt phá khỏi vùng tích lũy 1 năm, thanh khoản giao dịch gia tăng mạnh mẽ. Trong quá trình đi lên, HAG chắc chắn sẽ gặp nhiều rung lắc, áp lực bán lớn từ vùng kẹp hàng phía trên, do đó cổ phiếu thích hợp để trading theo dòng tiền hơn là mua tích sản. Khi thông tin không phải là lợi thế của Anh Chị - một nhà đầu tư cá nhân, Anh Chị có thể theo dõi hành động giá kết hợp với khối lượng giao dịch. Điểm mua tốt là khi cổ phiếu có nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ (vùng cản đã phá – quanh giá 10,000đ) với KLGD phiên giảm thấp hơn KLGD phiên tăng.
Anh Chị nhà đầu tư cần thêm thông tin đầu tư trong giai đoạn tới có thể liên hệ trực tiếp với Kỳ theo thông tin phần “tiểu sử” nhé. Cảm ơn đã đọc bài!
Chia sẻ thông tin hữu ích