menu
Xuất khẩu sang EU đứng trước nhiều thách thức mới
Thành Vương.
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Xuất khẩu sang EU đứng trước nhiều thách thức mới

Với những quy định mới ngày càng khắt khe và tiêu chuẩn cao của thị trường EU về chuyển đổi xanh, bền vững, doanh nghiệp Việt Nam cần khẩn trương thay đổi từ tư duy đến sản xuất để nâng cao uy tín, thâm nhập sâu vào thị trường này.

Xuất khẩu sang EU đứng trước nhiều thách thức mới
Dệt may là nhóm mặt hàng xuất khẩu chịu ảnh hưởng lớn về các chính sách xanh của thi trường EU. Ảnh minh họa

Nhiều quy định mới khắt khe

Báo cáo đánh giá của Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho thấy, mặc dù có những lợi thế lớn, nhưng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đang đứng trước những thách thức mới đến từ các chính sách xanh của EU với những quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu và tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn.

Sau 4 năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, hiện EU là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Với kim ngạch xuất khẩu 4 năm ước tính đạt hơn 200 tỷ USD, tăng trưởng từ 12 - 15%.

Trước hết phải kể đến rào cản từ kế hoạch nền kinh tế tuần hoàn trong Thỏa thuận xanh châu Âu. Thỏa thuận xanh châu Âu như một mục tiêu, một chiến lược của EU để giúp khối này giảm phát thải ròng bằng 0 sớm nhất có thể vào năm 2050.

Để thực hiện được chiến lược và mục tiêu này, EU sẽ đưa ra hàng loạt các quy định, trong đó có Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP). CEAP sẽ tác động trực tiếp đến 7 nhóm lĩnh vực xuất khẩu chính của Việt Nam, cụ thể: thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin, nhóm về bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày.

Trong đó quy định ISPR (quy định liên quan đến thiết kế sinh thái, sản phẩm bền vững) đã có hiệu lực từ tháng 7/2024. ISPR ảnh hưởng đến một số lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó có dệt may và giày dép, các sản phẩm nhựa và bao bì.

Đơn cử, ISPR có quy định liên quan đến việc ngăn chặn, hạn chế tiêu hủy các sản phẩm dệt may, yêu cầu các sản phẩm phải có hộ chiếu kỹ thuật số DPP. Những quy định này rất phức tạp và khó. Nếu sản phẩm không đáp ứng được những tiêu chuẩn của EU như liên quan đến hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số... sẽ không thể thâm nhập được vào thị trường này, hải quan phía EU sẽ không cho thông quan.

Một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay đối với hàng hóa xuất khẩu vào EU là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) mà EU thí điểm áp dụng giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10/2024 và thực hiện đầy đủ từ năm 2026.

EU đang triển khai kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu trở thành lục địa trung hòa khí carbon vào năm 2050. Theo đó, những ngành hàng của Việt Nam có xuất khẩu sang EU chịu ảnh hưởng của cơ chế này, gồm: sắt thép, nhôm, xi măng và hóa chất.

Do vậy, các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu. Nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của EU, doanh nghiệp sẽ phải mua "chứng chỉ khí thải" theo mức giá carbon hiện nay tại EU. Đáng nói, nếu doanh nghiệp nhập khẩu chứng minh được giá carbon đã được thanh toán khi sản xuất hàng nhập khẩu, lượng phát thải tương ứng có thể được khấu trừ.

Thay đổi từ tư duy đến sản xuất xanh

Để đáp ứng được những quy định mới nêu trên, ông Đỗ Hữu Hưng - Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ (Bộ Công Thương) khuyến cáo, các doanh nghiệp phải đầu tư máy móc, phải thay đổi quy trình sản xuất, quy trình quản lý, dù chi phí đầu tư tăng khiến giá thành sản phẩm tăng, sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh.

Xuất khẩu sang EU đứng trước nhiều thách thức mới
Sắt thép là mặt hàng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng bởi Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, những quy định này cũng có thể tạo ra những cơ hội nhất định cho doanh nghiệp xuất khẩu. Đơn cử, doanh nghiệp sẽ có những tệp khách hàng mới ở thị trường EU, bởi bản thân người tiêu dùng châu Âu đã có xu hướng tiêu dùng bền vững, có nhận thức cao về bảo vệ môi trường, ưu tiên tiêu dùng những sản phẩm thân thiện môi trường.

Bên cạnh đó, mặc dù chi phí đầu tư nhằm đáp ứng được những tiêu chuẩn châu Âu ban đầu có thể cao, nhưng khi doanh nghiệp đã có được chiến lược đầu tư bài bản, về lâu dài sẽ thu được những hiệu suất kinh doanh tốt hơn, sẽ giảm được chi phí.

Về vấn đề này, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam cần bắt kịp xu hướng chính sách thương mại của EU, đặc biệt là xu hướng phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng sạch, kinh tế tuần hoàn.

Để thích ứng với các quy định xanh của EU, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang kiến nghị Chính phủ tập trung đầu tư các khu công nghiệp sinh thái có hệ thống xử lý nước tuần hoàn, nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất dệt, nhuộm. Bởi, hiện nay chủ yếu phải nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào vì lo ngại ô nhiễm môi trường.

Cùng với đó, Chính phủ hỗ trợ vốn bằng việc tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, lãi suất hợp lý, giúp các doanh nghiệp dệt may đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Ngoài ra, việc đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật và quản lý kinh tế xanh cần được đưa vào chương trình đào tạo từ bậc cao đẳng trở lên để sẵn sàng phục vụ cho quá trình chuyển đổi xanh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả