Triển vọng thị trường trong năm 2024
Kỳ vọng xu hướng giảm lãi suất trong năm 2024 sẽ giảm bớt áp lực cho các thị trường mới nổi và cận biên, trong đó có Việt Nam.
TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG TRONG NĂM 2024
1, TOÀN CẢNH KINH TẾ
LẠM PHÁT TIẾP TỤC HẠ NHIỆT TRONG 2024
- Lạm phát Mỹ tiếp tục hạ nhiệt trong năm 2024 về gần mức mục tiêu của FED là 2%: Chỉ số CPI tiếp tục giảm trong tháng 11 về mức 3,1% từ mức đỉnh Q2.2022 (9,1%) và dự báo sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2024. Nhiều tổ chức kinh tế dự báo lạm phát của Mỹ 2024 trung bình khoảng 2,5%. Mặc dù vậy việc lãi suất quay về mức trước dịch vẫn là thách thức khi chỉ số giá nhà, dịch vụ vẫn duy trì cao và thị trường lao động.
- Lạm phát toàn cầu xu hướng giảm 2024: Tín hiệu lạm phát hạ nhiệt tại quốc gia lớn như Mỹ, Châu Âu sẽ tiếp tục trong năm tới, dự báo sẽ giảm từ 1-2% trong 2024. Cũng cần lưu ý lạm phát xu hướng giảm nhưng vẫn duy trì cao có thể tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ DẦN NỚI LỎNG – LÃI SUẤT XU HƯỚNG GIẢM
- Lãi suất toàn cầu dần hạ nhiệt nhưng vẫn duy trì cao: Các NHTW khác như BOE, ECB cũng được dự báo sẽ bắt đầu quá trình cắt giảm lãi suất trong năm 2024. PBOC – NHTW Trung Quốc đã hạ lãi suất từ năm 2023 và tiếp tục được kỳ vọng duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế. Riêng Nhật Bản có thể kết thúc chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2024. Tuy nhiên mức cắt giảm này vẫn sẽ thận trọng khi nhiều chuyên gia lo ngại rủi ro kinh tế toàn cầu suy thoái sau quá trình gia tăng lãi suất. Việc duy trì lãi suất cao sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TOÀN CẦU CHẬM LẠI
- Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại: Trong năm 2024, các tổ chức lớn dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ quanh mức 2,6%, thấp hơn so với mức tăng trưởng của năm 2023 và 2022. Nguyên nhân do (1) căng thẳng địa chính trị; (2) lạm phát và lãi suất xu hướng giảm nhưng vẫn duy trì cao; (3) tăng trưởng dài hạn yếu hơn kỳ vọng do hệ lụy chính sách tiền tệ thắt chặt kéo dài.
- Tăng trưởng kinh tế các nước lớn không đồng đều: Tăng trưởng GDP năm 2024 ở hầu hết các khu vực đều thấp so với 2023. Ngoại trừ khu vực Châu Âu được kỳ vọng sẽ cải thiện nhưng ở mức khiêm tốn so với năm 2023 lên mức 1,7% do kỳ vọng nới lỏng dần chính sách tiền tệ từ cuối 2024 tuy nhiên triển vọng tăng trưởng vẫn bất định khi xung đột chính trị leo cao. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều được dự báo GDP chưa cải thiện trong năm 2024 do tác động của lạm phát và các bất ổn kinh tế chính trị. Trung Quốc dự báo: 2023 tăng 5,2%, 2024 tăng 4,5% chủ yếu do khủng hoảng bất động sản và nhu cầu toàn cầu suy yếu mặc dù Trung Quốc đang đưa ra các biện pháp để cải thiện tình hình.
RỦI RO NỀN KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TRUNG QUỐC
- Rủi ro một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực Bất động sản, Tài chính sụp đổ: Nhà đầu tư lo ngại ảnh hưởng lan tỏa tới kinh tế toàn cầu và TTCK Việt Nam từ sự sụp đổ của một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực BDS và tài chính của Trung Quốc như Evergrande (nộp đơn bảo hộ phá sản); Country Garden (chậm thanh toán lãi trái phiếu); Zhongzhi Enterprise Group – 1 trong những tổ chức quản lý tài sản tư nhân lớn nhất của Trung Quốc (chậm thanh toán đối với các sản phẩm đầu tư). Nguyên nhân đến từ Trung Quốc có các chính sách siết tình trạng đầu cơ BDS từ cuối năm 2020 dẫn đến quả bom nợ và bong bóng BDS xì hơi. TTCK Trung Quốc liên tục giảm mạnh hơn 50% từ 2021 đến nay. Chỉ số giá cổ phiếu nhóm bất động sản cũng liên tục dò đáy.
- Thị trường Bất động sản Trung Quốc vẫn tồn tại rủi ro: Rủi ro các nhà phát triển nguy cơ không trả được nợ khi giá trị các khoản nợ vay và trái phiếu đáo hạn gia tăng. Theo đó, Moody cũng hạ triển vọng tín nhiệm Trung Quốc xuống. Hiện, tỷ lệ nợ của Trung Quốc gấp gần 3 lần GDP của nước này. Theo dữ liệu của Dealogic, trong sáu tháng tới, khoảng 60,5 tỷ USD trái phiếu bất động sản của Trung Quốc sẽ đáo hạn, với ít nhất một phần ba trong số đó là trái phiếu nước ngoài.
- Kinh tế Trung Quốc chững lại do khủng hoảng từ thị trường bất động sản: Dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ chững lại trong 2 năm tới quanh mức 4,5% khi các khó khăn của thị trường bất động sản vẫn lớn. Kinh tế Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của bất động sản (chiếm đến 20% -25% GDP)
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CÒN DƯ ĐỊA NỚI LỎNG NHƯNG KHÔNG NHIỀU
- Lãi suất điều hành: Dự báo đã gần hết dư địa giảm nhưng mặt bằng lãi suất huy động có thể duy trì thấp.
- Tăng trưởng tín dụng: Kỳ vọng phục hồi nhờ mặt bằng lãi suất thấp và các chính sách hỗ trợ kinh tế của Chính phủ.
- Áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu khi chênh lệch lãi suất đồng USD và VND vẫn cao. Tuy nhiên, áp lực tỷ giá trong năm 2024 có thể không quá lớn do chênh lệch lãi suất giữa USD và VND có thể giảm khi FED bắt đầu quá trình giảm lãi suất.
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA KỲ VỌNG ĐƯỢC ĐẨY MẠNH HƠN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
- Chính sách tài khóa còn dư dịa đẩy mạnh: Nhờ tỷ lệ bội chi ngân sách/GDP và nợ công/GDP vẫn đang ở mức thấp. (1) Chính phủ sẽ tiếp tục các chính sách kích cầu nội địa như: Chính sách gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế phí và tiền thuê đất; Giảm 50% thuế bảo vệ môi trường, xăng dầu; Tiếp tục gia hạn chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% kéo dài tới 30/6/2024; Chính sách tăng lương cơ bản. (2) Đẩy mạnh tăng chi đầu tư phát triển, đặc biệt là chi cho đầu tư công. Chính phủ sẽ gia tăng chi NSNN hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế trong 2 năm tới khi tổng mức vốn đầu tư NSNN giai đoạn 2021 – 2025 theo Kế hoạch là 2,87 triệu tỷ đồng (+44% so với KH 2016 – 2020). Hiện vốn đầu tư từ NSNN thực hiện 2021 – 2023 ước khoảng 1,57 triệu tỷ đồng, theo đó trong 2 năm tới, mức chi vẫn sẽ tương đối lớn khoảng 1,3 triệu tỷ đồng. Năm 2023, tỷ lệ thực hiện một số gói tài khóa vẫn chưa đạt kế hoạch do đó năm 2024 chính sách tài khóa vẫn còn dư địa đẩy mạnh.
=> Chính sách tài khóa còn dư địa để mở rộng trong năm 2024
CÒN TIẾP.....
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận