24HMONEY đã kiểm duyệt
30/10/2024
Triển vọng ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn tới: "Cá tra hóa rồng"
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá tra tháng 9/2024 đạt 172 triệu USD, tăng 3% so với tháng 9/2023.
Về thị trường tiêu thụ, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đã có xu hướng tăng trưởng trong 5 tháng liên tiếp, nhưng đến tháng 9/2024, lại giảm 16% so với cùng kỳ năm 2023, đạt giá trị 48 triệu USD. Đây cũng là lần giảm nhập khẩu cá tra Việt Nam thứ ba tại thị trường này trong năm nay. Nguyên nhân do giai đoạn này, nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc suy yếu do khủng hoảng kinh tế trong nước, GDP phục hồi chậm.
Đối với thị trường Mỹ, xuất khẩu cá tra sang quốc gia này tiếp tục đạt kết quả khả quan trong tháng cuối của quý III/2024, với giá trị vượt 30 triệu USD, tăng 32% so với tháng 9/2023. Trong 9 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra vào thị trường này đã đạt 256 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.
Nhận định cá nhân: Thủy sản được dự đoán sẽ có dấu hiệu tăng trưởng tốt trong cuối năm 2024, dự đoán kim ngạch xuất khẩu cá tra sẽ đạt khoảng 2 tỷ USD --->
Các doanh nghiệp cá tra sẽ được hưởng lợi mạnh mẽ, đặc biệt là Vĩnh Hoàn (VHC). (1) Tồn kho cá da trơn tại Mỹ đang ở mức thấp: Sản lượng hàng tồn kho cá da trơn size vừa tính đến tháng 07/2024 thấp hơn 33% so với thời điểm đầu năm. Do đó xuất khẩu cá tra của Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi các nhà nhập khẩu Mỹ gia tăng lượng hàng tồn kho để chuẩn bị cho các dịp lễ cuối năm.
(2) Trung Quốc tiếp tục triển khai gói hỗ trợ nhằm phục hồi kinh tế: Vào cuối tháng 9/2024, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã công bố một kế hoạch nhằm kích thích nền kinh tế đang suy yếu thông qua một gói hỗ trợ kinh tế quy mô lớn nhất kể từ sau đại dịch COVID-19. Cụ thể, gói này bao gồm: (1) giảm 50 điểm cơ bản tỷ lệ dự trữ bắt buộc, (2) giảm 20-30 điểm đối với lãi suất cho vay trung hạn và lãi suất cho vay cơ bản...
Ngoài ra, PBOC còn đưa ra các biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản như (1) giảm chi phí vay cho các khoản thế chấp, với quy mô lên đến 5.300 tỷ USD, và (2) nới lỏng các quy định về mua ngôi nhà thứ hai.
---> Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, vì vậy, sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc sẽ tạo ra triển vọng tích cực cho ngành cá tra Việt Nam nhờ nhu cầu tiêu thụ gia tăng.
(3) Nhu cầu collagen trên toàn cầu dự kiến tăng trưởng kép lên tới 9,6% trong 6 năm tới, mở ra cơ hội lớn cho VHC - doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam chiết xuất thành công collagen từ da cá tra:
VHC là nhà sản xuất collagen đầu tiên trên thế giới đạt chứng nhận bền vững quốc tế ASC với sản phẩm có 100% tự nhiên, không chứa màu nhân tạo, không phụ gia và chất bảo quản, hướng tới bảo vệ môi trường - xã hội.
VHC đã nâng cấp thêm một dây chuyền sản xuất Gelatin đã đi vào hoạt động từ giữa năm 2024 qua đó giúp tăng thêm 50% công suất mảng này trong năm nay. Đây là mảng có biên lợi nhuận cao và đem lại kết quả kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vẫn có thể tồn tại một số rủi ro: Nếu ông Trump tái đắc cử thì việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ gặp khó khăn ---> VHC sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề (vì khoảng 50% sản lượng là xuất khẩu sang thị trường Mỹ).
Nhìn chung, ngành thủy sản Việt Nam quý III/2024 đang có những diễn biến tích cực. Kỳ vọng giai đoạn cuối 2024 - 2025 sẽ là thời điểm mà "Cá tra hóa rồng".
Đây là góc nhìn cá nhân của tôi về triển vọng của ngành, xin cám ơn mọi người đã quan tâm và theo dõi.
Và tôi là..
Đỗ Phát Tài - Chuyên viên tư vấn đầu tư tại FPTS
Bàn tán về thị trường