24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Huy Cường Vndirect Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Triển vọng gì cho ngành điện trong nửa cuối năm 2022?

Triển vọng gì cho ngành điện

1. Triển vọng cho ngành điện trong nửa cuối năm 2022?

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán còn nhiều biến động khó lường, các nhóm ngành mang tính phòng thủ tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Trong nhóm lĩnh vực tiện ích, ngành điện được đánh giá phức tạp nhất bởi nhiều phân nhánh có đặc thù riêng. Dự báo nhu cầu điện trên toàn quốc năm 2022 có thể tăng 8% so với cùng kỳ, theo SSI (HM:SSI) Research. Do đó, ngành điện nói chung được dự báo có nhiều cơ hội tăng trưởng nhưng có sự phân hóa rõ rệt giữa các loại hình sản xuất.

Thủy điện tiếp tục tỏa sáng trước khi El Nino trở lại: khả năng xảy ra La Nina tạm thời suy yếu trong tháng 7 và mạnh trở lại từ tháng 8-10 với xác suất 68%, kéo dài cho đến mùa đông với xác suất khá cao, 63-70%. Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, thủy điện liên tục được huy động tới 50% trong giờ cao điểm buổi trưa, thậm chí là 90% công suất trong giờ cao điểm buổi tối. Tuy nhiên, theo NOAA, điều kiện thủy văn có thể kém thuận lợi hơn vào năm 2023. Hiện tượng La Nina kéo dài khoảng 30 tháng nếu tính tới cuối năm 2022 và tương đương với thống kê trong giai đoạn 1950 – 2019 (ngoại trừ giai đoạn La Nina kéo dài 42 tháng từ tháng 7/1998 – 12/2001). Trong trường hợp điều kiện thủy văn kém thuận lợi và giá khí điều chỉnh vào năm 2023, các nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện khí có thể được huy động cao hơn.

Điện khí sẽ trở nên cạnh tranh hơn so với điện than: thủy điện sẽ đóng vai trò quan trọng là nguồn năng lượng nền tảng trong đảm bảo trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM). Giá CGM trong tháng 8/2022 ước tính vào khoảng 1.390 đồng/kwh, tăng 4% so với tháng trước và tăng 39% so với cùng kỳ. Mức giá CGM trong 8 tháng đầu năm 2022 cũng tăng 35% so với cùng kỳ, đạt 1.427 đồng/kwh. Với việc giá than đầu vào cho nhiệt an ninh năng lượng quốc gia bởi tính ổn định cao. Mặt khác, rủi ro thiếu hụt than và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao khiến các nhà máy phải chủ động tìm kiếm nguồn than nhập khẩu để bổ sung sản lượng thiếu hụt, ảnh hưởng đến nhóm nhiệt điện. Tuy nhiên, việc thiếu than chỉ là rủi ro trong ngắn hạn và sản lượng điện than cũng sẽ hưởng lợi từ nhu cầu phục hồi và giá bán trung bình cao hơnđiện than tăng lên và nhu cầu điện trên toàn quốc tiếp tục phục hồi. Giá CGM trung bình cả năm 2022 có thể đạt 1.400 đồng/kwh, tăng 41% so với cùng kỳ, theo SSI Research.

Ngoài ra, sau 4 bản dự thảo quy hoạch điện 8, ngành điện đã có những thay đổi lớn trong cơ cấu phát triển nguồn điện. Đặc biệt, bản sửa đổi mới nhất nhấn mạnh vào quá trình chuyển đổi năng lượng sạch mạnh mẽ để đáp ứng cam kết "net zero" của Việt Nam.

2. Mỹ gia hạn ban hành kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế thép tấm không gỉ từ Việt Nam

Ngày 8/9, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thông báo gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với thép tấm không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam đến ngày 4/1/2023.

Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp xuất khẩu trong vụ việc này, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp liên quan: Tiếp tục theo dõi sát diễn biến của vụ việc; Nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ; Hợp tác đầy đủ, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra khi có yêu cầu; có ý kiến kịp thời đối với các kết luận của DOC hoặc các vấn đề do các bên liên quan nêu; Thường xuyên trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại trong quá trình xử lý vụ việc.

3. Các ngân hàng châu Âu chuẩn bị cho tình huống bị cắt điện vào mùa đông

Khi Nga thắt chặt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu, các ngân hàng đang thử nghiệm xem họ có thể đối phó với tình trạng thiếu điện như thế nào. Họ cũng bố trí các nguồn năng lượng thay thế như máy phát điện để các máy ATM và ngân hàng trực tuyến không ngừng hoạt động, theo Reuters.

Với các công ty tài chính, tình hình đặc biệt cấp bách vì liên quan tới các khoản thanh toán và giao dịch có tầm quan trọng với nền kinh tế châu Âu. Trong khi lĩnh vực này thích ứng tốt với đợt phong tỏa vì COVID-19 thông qua làm việc từ xa, thì tình huống mất điện hoặc phải sử dụng hạn chế điện lại là một thách thức khác hẳn. Hệ thống ngân hàng là một phần của các hệ thống khác. Mối quan tâm chính của tôi là các tác động mạnh đối với xã hội khi không sử dụng được máy ATM hoặc không thực hiện được giao dịch không dùng tiền mặt.

Ngân hàng JPMorgan (NYSE:JPM) của Mỹ có chi nhánh ở London và Frankfurt đã thực hiện tình huống mô phỏng trường hợp mất điện. Theo đó, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, JPMorgan có thể chuyển sang sử dụng máy phát điện chạy bằng dầu diesel để duy trì hoạt động các địa điểm văn phòng quan trọng trong vài ngày. JPMorgan cho các công ty ở châu Âu vay tiền, giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và điều hành một ngân hàng tiêu dùng của Anh.

Ngân hàng lớn thứ hai của Italy là UniCredit đã kiểm tra khả năng phục hồi hoạt động vào mùa hè này. Thử nghiệm phục hồi sau thảm họa của UniCredit tập trung vào khả năng khôi phục quá trình xử lý dữ liệu. Hai trung tâm dữ liệu cốt lõi của ngân hàng này có nguồn điện từ hai trạm điện độc lập. Không rõ điện từ các trạm này có thể được sử dụng trong bao lâu.

Euronext (EPA:ENX), công ty điều hành các sàn giao dịch chứng khoán của Pháp và Italy, cho biết họ đã đánh giá lại tình hình sử dụng năng lượng kể từ khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine. Euronext cũng cho biết thêm rằng họ có các máy phát điện dự phòng.

Deutsche Bank (NYSE:DB) cho biết họ đang triển khai một loạt biện pháp tiết kiệm năng lượng với 1.400 tòa nhà ở Đức để tiết kiệm 4,9 triệu kWh điện mỗi năm. Đây là số điện đủ để cung cấp năng lượng cho khoảng 49.000 bóng đèn trong một giờ.

Các cơ quan quản lý đang cảnh giác cao độ. Cơ quan giám sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu và Cơ quan Luật lệ An toàn (PRA), đều yêu cầu các ngân hàng có kế hoạch đối phó với tình trạng gián đoạn. Các ngân hàng ở Anh đều phải xác định các dịch vụ kinh doanh quan trọng và các phương pháp giải quyết tình huống mất điện nếu xảy ra. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng có rất ít ngân hàng, công ty có khả năng sẵn sàng cho tình huống mất điện kéo dài hơn một vài ngày.

Theo Investing.com

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
10.70 (0.00%)
19.10 (0.00%)
22.30 -0.10 (-0.45%)
11.40 -0.05 (-0.44%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả