Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu dược phẩm, y tế lên ngôi, nhóm ngân hàng suy yếu
Thị trường có tuần giảm điểm chủ yếu do tác động mạnh bởi đà suy yếu ở nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng. Mặc dù vậy, vẫn có những con sóng đáng chú ý, đặc biệt là ở nhóm dược phẩm, y tế.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 16,23 điểm (-1,22%), xuống 1.313,2 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 26,9% xuống 103.361 tỷ đồng, khối lượng giảm 24,5% xuống 3.186 triệu cổ phiếu
HNX-Index tăng 0,73 điểm (+0,22%), lên 338,79 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 27,6% xuống 18.149 tỷ đồng tương ứng, khối lượng giảm 23,3% xuống 745 triệu cổ phiếu.
Trong tuần qua, nhóm cổ phiếu dược phẩm và y tế dẫn đầu đà tăng với VMD (+39,98%), CDP (+35,4%), TRA (+17,1%), DVN (+12,6%), AMV (+9,2%), DMC (+7%), DHG (+7%), IPM (+6,1%), PPP (+6,2%), VDP (+6,1%), DBD (+5,5%), DBT (+5,53%), TNH (+4,2%), OPC (+4%), DNM (+3,5%), JVC (+3%) …
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất với VCB (-2,3%), CTG (-4,7%), BID (-4,4%), VPB (-2,1%), MBB (-6,4%), TCB (-4,9%), ACB (-5,51%), TPB (-2,98%), HDB (-2,71%), LPB (-9,17%), VIB (-6,98%), MSB (-1,41%), OCB (-5,46%), STB (-3,53%), SHB (-1,8%) ...
Nhóm ngân hàng, chiếm tổng vốn hóa lớn nhất thị trường cũng là gánh nặng lớn nhất khi “đóng góp” tới gần 10 điểm tiêu cực cho VN-Index, trong khi ngược lại, GVR (+2,89%), VJC (+5,84%) và SAB (+3,85%), đóng vai trò hỗ trợ giúp chỉ số không giảm sâu hơn.
Nếu như TRA góp mặt là chuyện mới, thì với VMD đây đã tuần thứ ba liên tiếp mã này lọt top tăng mạnh, thậm chí còn là cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE. Cụ thể, hai tuần trước đó, VMD tăng 39,68% (tuần từ ngày 9-13/8) và tăng 39,57% (tuần từ ngày 16/-20/8).
Thống kê cho thấy, cổ phiếu VMD đã có 14 phiên gần nhất tăng điểm, trong đó có tới 12 phiên đóng cửa ở mức giá trần.
Thông tin đáng chú ý của VMD là vào tuần trước, khi Công ty đã ký hợp đồng với Royal Strategics Partners để nhập khẩu 10 triệu liều vắc-xin Covid-19 Janssen (Johnson & Johnson's Janssen), 5 triệu liều vắc-xin Pfizer và 10 triệu liều vắc-xin Sputnik V.
Theo một số nhà đầu tư trên thị trường, ngành dược phẩm, y tế trên toàn cầu đang được “hưởng lợi” lớn từ nhu cầu gia tăng về điều trị và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt ở nhóm các công ty liên quan đến vắc-xin Covid-19.
Chẳng hạn như ở trong nước là VMD, khi là đơn vị được cấp phép nhập khẩu vắc-xin cùng với CTCP Đầu tư hạ tầng Donacoop mới đây đã được Chính phủ chỉ đạo Bộ y tế xem xét, tạo điều kiện nhập khẩu 15 triệu liều vắc-xin Pfizer.
Kỳ vọng càng lớn hơn về những ngành này, khi mà những thông tin về vắc-xin nội địa hầu như ngày nào cũng xuất hiện và được mong ngóng nhất trên các phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó, các loại thuốc điều trị, hiện cũng đã được đưa vào ‘gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0”, trong đó, có cả loại sản xuất trong nước và nhập khẩu hứa hẹn sẽ tăng doanh thu cho các nhà sản xuất.
Mặc dù vậy, theo một số ý kiến khác, nhóm cổ phiếu ngành dược phẩm có thể là những con sóng ngắn, thiếu bền vững, bởi các điều kiện về ngành trong dài hạn chưa có nhiều thay đổi, thậm chí một số yếu tố còn đi xuống đi trong ngắn hạn.
Chẳng hạn như kênh ETC (kênh đấu thầu tại sở, bệnh viện và thuốc bán theo đơn bác sỹ), vốn chiếm 70% thị phần đã sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bên cạnh đó là nguyên vật liệu đầu vào sản xuất các loại thuốc, vốn chiếm tới hơn 80% vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu và đã chững lại do hoạt động vận chuyển đứt gãy, cùng với đó, các nguồn cung lớn như Trung Quốc và Ấn Độ cũng không mạo hiểm bán, khi còn phải vật lộn với tình hình dịch trong nước.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 20/8 đến 27/8:
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu FIT bị chốt lời mạnh, sau tuần trước đó đã leo lên mức 21.350 đồng, chỉ thấp hơn mức đỉnh lịch sử 21.750 đồng được thiết lập vào phiên 21/1/2021. Cổ phiếu Công ty con là TSC cũng chịu ảnh hưởng và theo chân FIT góp mặt trong top các mã giảm sâu nhất tuần này.
Tương tự là HAX, khi bị xả mạnh với hai phiên giảm sàn liên tiếp ngày 23 và 24/8, sau khi đã tăng trần trong hai phiên 18 và 19/8 của tuần trước nữa.
Đáng chú ý là tuần này sự có mặt của LPB, khi trở thành cổ phiếu ngân hàng hoạt động tiêu cực nhất nhóm và giá cổ phiếu đã cắt xuống dưới đường MA20 và MA50.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 20/8 đến 27/8:
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 20/8 đến 27/8:
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận