menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Hải

Tại sao Pfizer cương quyết từ chối chia sẻ công thức vaccine COVID-19? (1)

Sự bất bình đẳng trong phân phối vắc xin không tự nhiên mà có, đó là kết quả của các quyết định từ nhà điều hành doanh nghiệp và quan chức chính phủ.

Trong cuộc họp thượng đỉnh kín bàn về cách làm sao phân phối được nhiều vaccine COVID-19 hơn cho những người nghèo nhất trên thế giới, có hai nhân vật rất quyền lực đã đối đầu nhau.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói đến sự thiếu cân bằng trong nguồn cung vaccine COVID-19. Ông nói thực sự không thể chấp nhận được việc các nhà sản xuất đang theo đuổi mục tiêu bán được giá cao nhất và bán vaccine tràn ngập các nước giàu và giờ đây đang tiếp tục phục vụ cho chương trình tiêm mũi bổ sung. Ông Tedros với các nhà sản xuất vaccine COVID-19: “Thực lòng mà nói, tôi chưa hề nhìn thấy cam kết mà tôi đã chờ đợi từ các bạn”.

CEO của hãng dược phẩm Pfizer, ông Albert Bourla, đã phản bác. Ông nói rằng ông Tedros đã nói chuyện dựa trên cảm tính quá nhiều. Ông Tedros khẳng định: “Thực ra tôi không hề quá cảm xúc”, ông thực sự tin rằng cần cung cấp vaccine đến cho mọi người.

Cuộc trao đổi này làm bộc lộ ra một sự thật không mấy dễ chịu: sự bất bình đẳng trong phân phối vaccine không tự nhiên mà có, đó là kết quả của các quyết định từ nhà điều hành doanh nghiệp và quan chức chính phủ, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Gần 1 năm sau khi những mũi vaccine COVID-19 đầu tiên được tiêm, các nhà sản xuất phương Tây và quan chức ngành y tế các nước vẫn đang rất khó có được quan điểm chung nhằm rút ngắn khoảng cách tiếp cận vaccine COVID-19 giữa các quốc gia: tính đến đầu tháng 11, chỉ 6% người dân châu Phi được tiêm chủng đầy đủ. Điểm quan trọng là ở chỗ ai đang nắm quyền kiểm soát công thức vaccine COVID-19 trị giá hàng tỷ USD.

Sự bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn cung vaccine COVID-19 hiện đã rõ ràng. Người Mỹ và người châu Âu ngập tràn với vaccine hiện đã đẩy lùi được đại dịch COVID-19 trong khi đó đại dịch COVID-19 vẫn ngập tràn và căng thẳng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu, các cuộc tranh luận và các quyết định liên quan đến vaccine COVID-19 giờ mới chỉ được bàn tới.

Tất cả các hãng dược phẩm lớn của thế giới bao gồm Pfizer, Moderna, AstraZeneca và Johnson&Johnson cách đây khoảng 1 năm đã khởi động bằng một cách giống nhau: họ bán phần lớn vaccine COVID-19 cho các nước giàu chứ không phải các nước nghèo. Tuy nhiên, họ chọn cách tiếp cận khác nhau.

Moderna, vốn chưa từng sản xuất thuốc có giấy phép trước đại dịch COVID-19, hiếm khi cung cấp vaccine ra khỏi các nước giàu. Mãi cho đến gần đây, hãng này mới làm vậy chủ yếu bởi các quy định về hạn chế xuất khẩu và cam kết nguồn cung với Mỹ và châu Âu, theo CEO của Moderna – ông Stephane Bancel nói với Bloomberg.

Hãng dược phẩm Johnson & Johnson, cung cấp vaccine nhiều tháng sau 3 hãng trước đó, cuối cùng chỉ giữ vai trò là một nhà cung cấp nhỏ trên thị trường. Astra Zeneca, sau những cam kết ban đầu về việc sẽ bán vaccine COVID-19 ở mức chi phí thấp, đã nhanh chóng đẩy mạnh nguồn cung cho nhóm các nước nghèo, chủ yếu bởi nhượng quyền công thức sản xuất vaccine COVID-19 với một nhà cung cấp tại Ấn Độ,

Không thể bỏ qua Pfizer. Kết hợp cùng với đối tác Đức BioNTech, công ty dược phẩm tại New York này sản xuất và phân phối nguồn cung lớn nhất của một trong những loại vaccine hiệu quả nhất trên thế giới, dự kiến sẽ có nguồn doanh thu ước tính khoảng 36 tỷ USD trong năm nay. Theo các số liệu phân phối, Pfizer hiện đang là nước cung cấp vaccine COVID-19 hàng đầu cho các nước giàu nhất thế giới.

Pfizer tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu trong đại dịch khi mà vào đầu tháng 11/2021, công ty công bố đã phát triển thành công loại thuốc điều trị COVID-19 giúp giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong lên đến 89%. Cho đến nay hãng chưa công bố giá sản phẩm là bao nhiêu tuy nhiên bởi hoạt động sản xuất còn hạn chế trong ngắn hạn, vaccine hiện vẫn là vũ khí quan trọng nhất chống lại đại dịch COVID-19.

Những tháng gần đây, Pfizer đã bắt đầu đẩy nhanh việc phân phối vaccine COVID-19 ra ngoài những nước giàu có. Tính đến ngày 7/11, Pfizer đã bán hơn 658 triệu liều vaccine Pfizer cho nhóm các nước giàu và thu nhập trung bình tính trong tổng số 2 tỷ liều bán ra trên toàn tế giới. Tính đến cuối năm nay, dự kiến con số này sẽ lên mức 1,1 tỷ liều tính trong 3 tỷ liều hãng sản xuất ra.

Tuy nhiên có một thứ mà CEO của Pfizer sẽ không chịu công bố: bí quyết công thức sản xuất vaccine COVID-19 của hãng. Nhóm nước dẫn đầu bởi Ấn Độ và Nam Phi đã không ngừng theo đuổi đề xuất tại Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) nhằm hướng đến mục tiêu miễn quyền sở hữu trí tuệ cho hoạt động sản xuất vaccine và điều trị COVID-19. Tuy nhiên, CEO của Pfizer, người từng tuyên bố quyền sở hữu trí tuệ là máu của doanh nghiệp tư nhân, cho đến nay đã là một trong những người lên tiếng nhiều nhất phản đối việc chia sẻ công nghệ, dù rằng nhiều người cho rằng chỉ bằng cách chia sẻ vaccine mới được sản xuất nhiều và nhanh hơn.

Thông điệp của Bourla đối với các nước nghèo chính là hãy nhanh chóng mua sản phẩm của công ty ông bởi sản phẩm được bán trên quy mô thu hẹp dần. Đối với các nước giàu, Bourla đã so sánh chi phí liều vaccine COVID-19 với giá của một bữa ăn bình thường, tức tương đương khoảng 20USD. Còn với các nước thu nhập trung bình, giá chỉ bằng một nửa và còn rẻ hơn nữa với các nước nghèo. Trong bài phỏng vấn trên Bloomberg vào ngày 2/11, ông Bourla nói: “Đã đến lúc họ đặt hàng cho năm 2022”.

Khi được hỏi liệu việc phân phối vaccine COVID-19 của doanh nghiệp có tính toán đến tình trạng đại dịch COVID-19 tại đất nước đó, CEO của Pfizer thẳng thừng trả lời: “Không! Chúng tôi chỉ quan tâm đến bao nhiêu liều chúng tôi có thể cung cấp và ai muốn có nó. Phần lớn các cuộc đối thoại để bán vaccine COVID-19 hiện nay tập trung vào nhóm nước thu nhập trung bình và cao, chủ yếu thu nhập cao”.

Đối với quan điểm của Pfizer, bất kỳ sự chỉ trích nào liên quan đến việc tại sao Pfizer không chịu cung cấp công thức vaccine chẳng qua chỉ là nỗ lực của việc sản xuất những loại kém chất lượng. Ngay từ những ngày đầu của đại dịch COVID-19, công ty có trụ sở tại New York này đã dồn gần như toàn bộ nguồn lực mà công ty có vào việc tìm kiếm vaccine COVID-19 và đã làm được việc đó trong khoảng thời gian ngắn kỷ lục. Pfizer vì vậy đã tạo ra được một trong những bước tiến khoa học lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại