Sửa đổi Luật Chứng khoán để thích ứng với vận động của thị trường
Thị trường chứng khoán vận động không ngừng, luôn phát sinh yếu tố mới, đòi hỏi cơ chế vận hành mới. Do đó, cơ sở pháp lý cũng cần có sự thay đổi phù hợp, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Tiếp tục hoàn thiện pháp lý để phù hợp với sự phát triển và hội nhập quốc tế
Việc hoàn thiện pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, tập trung nhiệm vụ chính: Cơ cấu lại và phát triển thị trường, mở rộng năng lực thị trường vốn; nâng cao tính công khai, minh bạch và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển các nhà đầu tư chuyên nghiệp; Phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực quản lý, giám sát rủi ro hệ thống.
Tại Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 11/7/2022 của Chính phủ ban hành về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Chứng khoán để trình Chính phủ sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán.
Ngày 29/12/2023, Chính phủ ban hành Quyết định số 1726/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030, mục tiêu và định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững và hội nhập; nâng cao khả năng chống chịu rủi ro, có cơ cấu hợp lý giữa các cấu phần thị trường, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng, chủ yếu cho nền kinh tế...
Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, Bộ Tài chính đã rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật Chứng khoán. Qua tổng kết thi hành Luật cho thấy, Luật Chứng khoán năm 2019 và các văn bản quy định chi tiết thi hành đã tạo khung khổ pháp lý cao nhất, tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất điều chỉnh toàn diện hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực thi Luật Chứng khoán năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010).
Những thay đổi trong pháp lý này đã tác động tích cực đến sự phát triển cả về quy mô và chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán, góp phần bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, giữ vai trò là kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ, doanh nghiệp và là kênh đầu tư hấp dẫn cho công chúng, đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19.
Bên cạnh các kết quả tích cực, trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường, một số bất cập, vướng mắc đã phát sinh trong thực tiễn thi hành Luật cần được xem xét, sớm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật nhằm khắc phục kịp thời hạn chế, rủi ro trong hoạt động của thị trường chứng khoán. Qua đó, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực thực thi pháp luật, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Đảm bảo quyền và lợi ích các chủ thể tham gia thị trường
Theo Bộ Tài chính, dự thảo sửa đổi, bổ sung tuân thủ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ là đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng đã được xác định trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng về các chính sách tài chính; Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của pháp luật. Đồng thời, các quy định sửa đổi, bổ sung trong Luật cũng phải đảm bảo sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các thỏa thuận, cam kết của Việt Nam; đảm bảo mục tiêu hội nhập quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển.
Theo đó, dự thảo sẽ tập trung sửa đổi, bổ sung một số quy định của các luật còn mâu thuẫn, gây khó khăn, vướng mắc, yêu cầu cấp bách cần sửa đổi để tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Những quy định cần sửa đổi, bổ sung phải được xác định rõ ràng nội dung, phương án sửa đổi, bổ sung và đánh giá tác động cụ thể; đồng thời đảm bảo tính độc lập, ổn định, thống nhất, kế thừa được nội dung khi sửa đổi, bổ sung toàn diện các luật.
Theo Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung tại Luật Chứng khoán tập trung vào một số vấn đề bao gồm:
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận