24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đỗ Văn Chính
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

SCIC bán vốn 1.059 doanh nghiệp thu về gần 52.000 tỷ đồng

Thời gian qua, SCIC đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với các công ty cổ phần sau cổ phần hóa, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn có những vướng mắc về cơ chế, chính sách đòi hỏi cần khẩn trương điều chỉnh tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật số 69/2014/QH13, cũng như quy định cụ thể trong các Nghị định về SCIC.

Theo báo Chính phủ, lãnh đạo SCIC cho biết, các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu đều tăng trưởng liên tục, năm sau cao hơn năm trước. SCIC đã tiếp nhận 1.081 doanh nghiệp (bao gồm 25 tập đoàn, tổng công ty) với tổng vốn nhà nước hơn 32.344 tỷ đồng; trong đó tiếp nhận và triển khai tái cơ cấu, xử lý tồn tại của một số tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn: Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – CTCP (Seaprodex), Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (Licogi), Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)…; thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cổ đông chiến lược tại một số doanh nghiệp lớn như: CTCP Dược Hậu Giang, CTCP Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO, CTCP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, CTCP Nhựa Bình Minh…

SCIC đã bán vốn tại 1.059 doanh nghiệp (bán hết: 955 doanh nghiệp, bán bớt: 104 doanh nghiệp, bán quyền mua: 19 doanh nghiệp), thu về 51.849 tỷ đồng, gấp 4,1 lần giá vốn.

Giải ngân đầu tư với tổng số tiền 38.779 tỷ đồng. Nộp NSNN với tổng số tiền 92.823 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân 13%/năm.

So với thời điểm thành lập: đến hết năm 2023, doanh thu của SCIC tăng gấp 52 lần; lợi nhuận sau thuế tăng gấp 72 lần; vốn chủ sở hữu tăng gấp 17 lần; tổng tài sản tăng gấp 12 lần. Giá trị thị trường danh mục SCIC quản lý là khoảng 140.000 tỷ đồng. SCIC đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với các công ty cổ phần sau cổ phần hóa, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

Về cơ chế chính sách, đại diện SCIC khẳng định: Luật số 69/2014/QH và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, một số quy định đã không còn phù hợp, đòi hỏi phải được rà soát, sửa đổi để thích ứng với thực tiễn và định hướng cơ cấu lại DNNN, hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm cho việc phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, phù hợp yêu cầu hội nhập quốc tế.

Từ thực tiễn hơn 17 năm hoạt động thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu và đầu tư kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp, lãnh đạo SCIC nêu một số ý kiến góp ý.

Theo đó, về quan điểm, việc sửa đổi, bổ sung Luật số 69 cần căn cứ vào quan điểm của Đảng tại các Nghị quyết về quản lý, sắp xếp DNNN sau cổ phần hóa. Cụ thể, cần chuyển hướng căn bản từ "tăng cường quản lý" sang "củng cố, phát triển" để "củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế".

Theo đó, bên cạnh việc thống nhất nguyên tắc tách bạch chức năng quản lý vốn nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước, các quan điểm xây dựng Luật sửa đổi lần này phải bảo đảm các mục tiêu.

Thứ nhất, đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ quản lý theo cơ chế hành chính sang cơ chế đầu tư, kinh doanh vốn, đặc biệt là đối với các DNNN sau cổ phần hóa.

Thứ hai, cần có sự phân định rõ giữa DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn với doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu dưới 100% vì đây là hai loại hình doanh nghiệp có sự khác biệt về cơ chế vận hành, mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ. Việc quản lý DNNN 100% vốn nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - xã hội. Trong khi đối với doanh nghiệp dưới 100% vốn nhà nước, việc quản lý nhằm đảm bảo các mục tiêu kinh tế, đảm bảo hài hòa quyền lợi giữa Nhà nước và các cổ đông khác.

Thứ ba, cần làm rõ doanh nghiệp SCIC tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ các bộ, địa phương là doanh nghiệp có vốn nhà nước hay doanh nghiệp có vốn của doanh nghiệp nhà nước do hiện nay còn có các quan điểm khác nhau về việc này.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
55.40 +0.10 (+0.18%)
40.30 (0.00%)
7.20 +0.10 (+1.41%)
13.70 +0.10 (+0.74%)
18.00 +2.00 (+12.50%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả